2 tháng đầu năm Việt Nam xuất, nhập khẩu hàng hóa gần 1,3 tỷ USD

2 tháng đầu năm Việt Nam xuất, nhập khẩu hàng hóa gần 1,3 tỷ USD

13/05/2021 0 Lê Ngoãn 704
5 phút, 52 giây để đọc.

Bộ Công Thương mới đây vừa có báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của nước ta tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2021. Theo Bộ Công Thương, mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020. Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm của ta ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng khi COVID-19 vẫn đang gây tác động lớn đến hoạt động thương mại.

Số liệu thống kê về xuất khẩu

Cụ thể, về xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa riêng trong tháng 2/2021 ước tính đạt 20 tỷ USD, giảm 29,9% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2 giảm 4,7%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 15,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 1%. Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 48,55 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu thống kê về xuất khẩu

2 tháng đầu năm, có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu gồm: Điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 9,3 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,9 tỷ USD, tăng 27,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,5 tỷ USD, tăng 72,6%; hàng dệt may đạt 4,76 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm trước; giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 15,4%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 51%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,6 tỷ USD, tăng 11,6%; sắt thép đạt 1,1 tỷ USD, tăng 71,9%; thủy sản đạt 1,01 tỷ USD, tăng 0,7%.

Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản cũng tăng so với cùng kỳ năm trước như: Rau quả đạt 610 triệu USD, tăng 14,6%; cao su tăng 109,7%; hạt điều tăng 21,5%; chè tăng 9,7% (lượng giảm 1,6%). Ở chiều ngược lại, cà phê giảm 15,7%; gạo giảm 18,3%; hạt tiêu giảm 0,8%.

Hoa Kỳ là nước xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay, với kim ngạch đạt 14,2 tỷ USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 8,5 tỷ USD, tăng 54,3%. Thị trường EU đạt 6,3 tỷ USD, tăng 22,7%. Thị trường ASEAN đạt 4,2 tỷ USD, tăng 6,2%. Hàn Quốc đạt 3,4 tỷ USD, tăng 16,8%. Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, tăng 3%.

Đặc biệt, ngay sau khi Hiệp định Hiệp định Thương mại tự do Việt – Anh (UKVFTA) có hiệu lực, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Anh trong 2 tháng đầu năm 2021 đã tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 1,1 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Anh đã tăng 33% so với cùng kỳ, đạt 998 triệu USD.

Đây là mức tăng ấn tượng khi COVID-19 vẫn đang gây tác động lớn đến hoạt động thương mại, đồng thời cho thấy Hiệp định Thương mại tự do Việt – Anh vừa có hiệu lực rất hứa hẹn, giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Trong đó, ngành hàng được hưởng lợi lớn từ hiệp định này là thủy hải sản, gạo, dệt may, da giày, gỗ, rau quả…

Số liệu thống kê về nhập khẩu

Về nhập khẩu hàng hóa, tháng 2 ước tính đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng 1. Giảm 21,4% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,75 tỷ USD, giảm 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 14,05 tỷ USD, giảm 20,1%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2 tăng 10,5%. Trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 3,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,2%.

Số liệu thống kê về nhập khẩu

2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 47,26 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 15,62 tỷ USD, tăng 16%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 31,64 tỷ USD, tăng 31,4%. 11 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 67,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện đạt 10,9 tỷ USD (chiếm 23% tổng kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đến là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ; điện thoại và linh kiện; vải; chất dẻo…Nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 2,96 tỷ USD, tăng 18,4% và chiếm 6,3%.

Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 17,3 tỷ USD, tăng 85,7% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,7%; thị trường ASEAN đạt 5,6 tỷ USD, tăng 18,5%; Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, giảm 0,2%; thị trường EU đạt 2,3 tỷ USD, tăng 4,7%; Hoa Kỳ đạt 2,1 tỷ USD, giảm 4,1%.

Cán cân thương mại hai tháng đầu năm 

Cán cân thương mại hai tháng đầu năm 

Về cán cân thương mại hàng hóa tháng 2 ước tính nhập siêu 800 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,8 tỷ USD), trong đó khu vực trong nước nhập siêu 4,14 tỷ USD; khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 5,43 tỷ USD.

Trên đây là thông tin về xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đấu năm 2021. Tiếp tục theo dõi Tin Mới Chứng Khoán để cập nhật những tin tức mới nhất.

Nguồn: kinhtetrunguong.vn