Áp lực trừng phạt lẫn nhau tác động đến kinh tế Nga và phương Tây

Áp lực trừng phạt lẫn nhau tác động đến kinh tế Nga và phương Tây

11/05/2021 0 Nguyễn Hương 970
3 phút, 17 giây để đọc.

Kinh tế của Nga là một nền kinh tế thị trường đang phát triển, lớn thứ 11 theo GDP trên danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 toàn cầu theo sức mua tương đương năm 2020. Cũng trong năm 2020, GDP theo danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1,464 nghìn tỷ USD, xếp hạng thứ 11 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức,…Trước đây, nền kinh tế của nước Nga chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nông nô là lực lượng lao động chính của Nga, họ phải làm việc cật lực trong suốt chiều dài lịch sử nước Nga và không được phép rời bỏ đất đai mà họ đang canh tác.

Áp lực của nền kinh tế Nga

Hồi giữa tháng 4 vừa qua, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới trên nhiều lĩnh vực đối với Nga. Theo đó, Hoa Kỳ đã trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga khỏi nước này; và áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các cá nhân và pháp nhân của Nga; bao gồm 20 tổ chức và 12 công dân Nga, trong đó có cả đại diện của chính phủ và cơ quan tình báo.

Áp lực của nền kinh tế Nga

Ngoài ra, Mỹ cũng tung đòn đánh vào các khoản nợ công của Nga. Tổng thống Joe Biden đã ban hành một sắc lệnh mở rộng lệnh cấm các ngân hàng Mỹ thực hiện giao dịch buôn bán các khoản nợ quốc gia của Nga. Hôm 06/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova; đánh giá tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế Nga; trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình RT.

Bà Maria Zakharova đánh giá tình hình

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova; đã đánh giá tác động của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với nền kinh tế nước này. Trả lời phỏng vấn hãng tin RT; bà Zakharova nói: “Sự leo thang của áp lực trừng phạt lẫn nhau; có tác động tiêu cực phức tạp đối với cả nền kinh tế Nga và phương Tây. Mặc dù các con số đưa ra là khác nhau và mang tính chủ quan; nhưng thiệt hại kinh tế đã lên đến hàng trăm tỷ USD.

Bà Maria Zakharova đánh giá tình hình

Trong những điều kiện này, chúng tôi tiếp tục đáp trả các hạn chế một cách chính xác và đầy đủ; dựa trên lợi ích của sự phát triển kinh tế quốc gia; và các nhà điều hành kinh tế trong nước”. Bà Zakharova nhắc lại các phản ứng kinh tế từ Điện Kremlin, nhấn mạnh; hiện tại vẫn có những hạn chế đối với việc nhập khẩu một số loại thực phẩm từ các quốc gia đã tuyên bố trừng phạt Moscow.

Biện pháp cứu vớt nền kinh tế

Ngoài ra, đại diện của Bộ Ngoại giao Nga cũng đề cập việc “củng cố hệ thống tài chính quốc gia”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: “Bằng nhiều cách, chúng tôi đã xoay sở để thích ứng với những thách thức bên ngoài; xoay chuyển tình thế thành có lợi cho mình, khởi động các chương trình thay thế nhập khẩu; phát triển các ngành có triển vọng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước”.

Biện pháp cứu vớt nền kinh tế

Trước đó, tờ Financial Times dẫn lời các chuyên gia cho biết; nền kinh tế Nga, vốn bị các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt từ vài năm nay; hiện đang ở trạng thái ổn định hơn bao giờ hết. Các chuyên gia kết luận, trong những năm qua; nền kinh tế nước này đã thích nghi với tình hình bằng cách cắt giảm chi tiêu chính phủ; dành hàng nghìn tỷ Ruble cho các chương trình thay thế nhập khẩu và khuyến khích sản xuất trong nước.

Nguồn: baoquocte.vn