Cá tra xuất khẩu Việt Nam có dấu hiệu hồi phục sau 2 năm ảm đạm

Cá tra xuất khẩu Việt Nam có dấu hiệu hồi phục sau 2 năm ảm đạm

13/05/2021 0 Trần Trâm 653
4 phút, 40 giây để đọc.

Bộ công thương (Việt Nam) cho biết, sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước tính đạt 170 nghìn tấn chỉ trong tháng 3/2021. Giá trị được ước tính vào khoảng 685 triệu USD. Tăng 8,9% về giá trị và tăng 7,94% về lượng so với tháng 3/2020. Đồng thời, việc xuất khẩu thủy sản trong quý I 2021 đã đạt được 422 nghìn tấn. Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu của cá tra đã đạt hơn 344 triệu USD. Tăng 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, sau gần 2 năm ảm đạm, xuất khẩu cá tra Việt 3 tháng đầu năm đã cho thấy sự hồi phục đáng chờ đợi.

Cá tra phục hồi tại một số thị trường lớn

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Quý I/2021, XK cá tra sang thị trường Mỹ đã tăng 16%. Trung Quốc tăng 10,3%. Brazil tăng 17%. Một số thị trường nhập khẩu lớn cá tra Việt Nam tại ASEAN đã có nhu cầu nhập tăng trở lại.

Trong hai tháng đầu năm, XK sang một số thị trường lớn như EU, ASEAN. Đặc biệt là Thái Lan và Singapore giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, kể từ tháng 3, sự phục hồi từ thị trường Mỹ và Trung Quốc đã khiến cho bức tranh XK cá tra có nhiều màu sắc hy vọng hơn. Và dự báo giá trị XK cá tra Việt Nam trong những tháng tới tiếp tục khả quan hơn.

So với cùng kỳ năm 2020 khi các doanh nghiệp cá tra hoàn toàn bị động. Do hoạt động giao thương bị ngưng trệ ngay từ đầu bởi dịch COVID-19. Thì năm nay, các DN thúc đẩy XK sang nhiều thị trường tiềm năng hơn.

Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra sang Brazil tính tới nửa đầu tháng 3 tăng hơn 13%. Colombia tăng hơn 33%, Mexico tăng gần 23%. UAE tăng 35%. Và đặc biệt thị trường Nga có mức tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng 104% so với cùng kỳ.

Cá tra phục hồi tại một số thị trường lớn

Hoạt động giao thương với thị trường Trung Quốc đã thông suốt 

Riêng thị trường Trung Quốc, mặc dù đã mất vị trí số 1 nhập khẩu cá tra Việt Nam. Việc hạn chế nhập khẩu thực phẩm của nước này vẫn nghiêm ngặt. Nhưng theo một số doanh nghiệp, hoạt động giao thương đối với thị trường này đã thông suốt hơn. Gần đây khách hàng không còn phàn nàn về việc Hải quan Trung Quốc chậm trễ. Đồng thời thông tin từ khách hàng cho hay hàng tồn kho của Trung Quốc ít. Điều này được cho cũng dễ hiểu vì từ tháng 11/2020 nước này đã hạn chế nhập khẩu.

Theo VASEP, nếu xu hướng tăng trưởng này tiếp tục giữ vững, lượng hàng tồn tại Mỹ và Trung Quốc hầu như đã hết. Nhiều khả năng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam trong các tháng tới có nhiều lạc quan.

Tại thị trường trong nước, theo tìm hiểu của phóng viên, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp… trong 3 tháng đầu năm dao động từ 20.000-21.500 đồng/kg. Tăng 1.000-2.000 đồng/kg so với hồi cuối năm 2020. Mặc dù người nuôi vẫn lỗ vì chi phí trung bình để sản xuất 1kg cá nguyên liệu hơn 22.000 đồng. Nhưng đã bắt đầu cho thấy những chuyển biến khả quan hơn.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tính đến cuối tháng 3, diện tích cá tra thả nuôi mới là 825 ha. Tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thu hoạch đạt hơn 321 nghìn tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Hoạt động giao thương với thị trường Trung Quốc đã thông suốt 

Tiếp tục định hướng phát triển thủy sản theo hướng bền vững

Ngày 25/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Theo đó, ngành thủy sản vẫn tiếp tục định hướng phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh, bảo vệ môi trường, sinh thái. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Cụ thể, định hướng phát triển ngành tôm đến năm 2025 đạt sản lượng khoảng 950 nghìn tấn/năm, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt khoảng 660.000 ha. Phát triển theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học. Tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Với cá tra, phát triển nuôi cá tra theo hướng bền vững, tăng diện tích và sản lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, duy trì diện tích nuôi khoảng 5.500 -6.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1,6 triệu tấn/năm. Tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đón đọc những bài viết cùng chuyên mục được cập nhật liên tục tại: Tài chính – Kinh tế.

Nguồn: vietstock.vn