Cái giá phải trả nếu Mỹ ngừng đầu tư ở Trung Quốc

Cái giá phải trả nếu Mỹ ngừng đầu tư ở Trung Quốc

10/05/2021 0 Nguyễn Hương 1,108
4 phút, 7 giây để đọc.

Kinh tế của Hoa Kỳ (Mỹ) là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp với kỹ nghệ, ở mức độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển cao. Đây không chỉ là một nền kinh tế phát triển mà nó còn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa (Nominal) và nó lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP). Nền kinh tế Mỹ phát triển nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và có năng suất lao động cao. Giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đứng cao thứ hai thế giới, ước đạt 45 nghìn tỷ đô la.

Kinh tế của Mỹ

Hoa Kỳ cũng có nền kinh tế quốc dân lớn nhất thế giới (không bao gồm vùng thuộc địa) kể từ những năm 1890. Hoa Kỳ là nhà sản xuất dầu mỏ và khí gas lớn thứ 3 thế giới. Trong năm 2016, Mỹ là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất; cũng như là nhà sản xuất hàng hoá lớn thứ 2 toàn cầu; đóng góp vào một phần năm tổng sản lượng thế giới.

Kinh tế của Mỹ

 Nước Mỹ không chỉ có nền kinh tế lớn nhất; mà còn có sản lượng công nghiệp lớn nhất theo báo cáo Diễn đàn thương mại và phát triển (UNCTAD). Nước Mỹ không chỉ có thị trường nội địa lớn nhất cho các loại hàng hoá; mà còn chiếm vị trí tuyệt đối trong thị trường dịch vụ. Tổng giao dịch thương mại đạt 4,92 nghìn tỷ đô la năm 2016. Trong tổng số 500 công ty lớn nhất thế giới, có 134 công ty đặt trụ sở tại Hoa Kỳ.

Sẽ ra sao nếu Mỹ giảm đầu tư ở Trung Quốc

Các công ty Mỹ sẽ mất hàng trăm tỉ USD và GDP của nước này sẽ giảm tới 500 tỉ USD; nếu các công ty Mỹ giảm phân nửa mức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc; theo Phòng Thương mại Mỹ. Cảnh báo trên được đưa ra trong một nghiên cứu chung với Rhodium Group; một công ty phân tích dữ liệu ở thành phố New York, theo Bloomberg ngày 18.2.

Sẽ ra sao nếu Mỹ giảm đầu tư ở Trung Quốc

Nghiên cứu cũng nêu cái giá của những chính sách khác nhau; khi chính quyền Tổng thống Joe Biden xem xét chiến lược tốt nhất để đối phó thách thức từ Trung Quốc. Phòng Thương mại Mỹ cho rằng Mỹ nên làm việc với các đồng minh để đối đầu với Trung Quốc về mô hình kinh tế của nước này; và những quan ngại về an ninh quốc gia hơn là hành động đơn phương.

Mỹ và Trung Quốc có cuộc chiến tranh thương mại dưới thời Tổng thống Donald Trump; với các thuế suất hiện vẫn còn được áp dụng đối với 335 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc mỗi năm; dù hai bên đã đạt được thỏa thuận giai đoạn một hồi tháng 1.2020, theo tính toán của Viện Kinh tế quốc tế (Mỹ).

Tác động lớn khi tách khỏi Trung Quốc

Theo thỏa thuận, Trung Quốc cam kết mua thêm 200 tỉ USD sản phẩm Mỹ trong 2 năm, đến hết năm 2021; nhưng Bắc Kinh đã không đạt được mục tiêu năm 2020 theo thỏa thuận do đại dịch Covid-19. Thỏa thuận cũng không giải quyết rốt ráo một số quan ngại của các công ty Mỹ; như tình trạng Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ và ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ.

Tác động lớn khi tách khỏi Trung Quốc

Ngoài việc xuất khẩu hàng hóa bị giảm; nghiên cứu mới ước tính nếu chi tiêu cho giáo dục và du lịch của người Trung Quốc ở Mỹ giảm phân nửa so với mức trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra; Mỹ sẽ mất từ 15-30 tỉ USD/năm trong xuất khẩu thương mại dịch vụ.

Cũng theo nghiên cứu, việc tách khỏi Trung Quốc tiềm tàng sẽ có tác động tới 4 ngành công nghiệp. Theo đó, việc không được tiếp cận thị trường chất bán dẫn của Trung Quốc; sẽ dẫn tới tổn thất 54-124 tỉ USD sản lượng và đẩy 100.000 lao động vào diện gặp nguy cơ. Việc áp dụng thuế có thể dẫn tới tổn thất 38 tỉ USD sản lượng và gần 100.000 người; có thể mất việc trong ngành công nghiệp hóa chất.

Ngoài ra, việc không tiếp cận thị trường Trung Quốc dành cho máy bay và các dịch vụ hàng không thương mại; Mỹ sẽ khiến các công ty Mỹ tổn thất 51 tỉ USD sản lượng hằng năm. Mất thị phần trong dịch vụ y khoa cũng sẽ khiến doanh thu giảm 23,6 tỉ USD mỗi năm; theo Phòng Thương mại Mỹ.

Nguồn: thanhnien.vn