Cần cân đối xuất khẩu khi giá thép trong nước tăng mạnh

Cần cân đối xuất khẩu khi giá thép trong nước tăng mạnh

13/05/2021 0 Lê Ngoãn 897
4 phút, 49 giây để đọc.

Giá thép tăng quá cao hiện nay kéo theo các vật liệu xây dựng khác cũng tăng mạnh không chỉ khiến các nhà thầu xây dựng lao đao mà còn khiến dư luận đặt ra nghi vấn bắt tay giữa các doanh nghiệp sản xuất thép. Chính vì vậy, trong cuộc họp về công tác điều hành giá năm 2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Công Thương có biện pháp thúc đẩy, tăng sản xuất để phục vụ nhu cầu thép thành phẩm trong nước. Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đưa ra giải pháp để điều chỉnh mất cân đối nguồn cung ứng sản phẩm thép trên thị trường trong nước, thông qua cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm.

Phải ưu tiên thép cho thị trường trong nước

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa có ý kiến về định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2021. Trong đó đáng chú ý là việc chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu điều chỉnh sự mất cân đối nguồn cung ứng của một số mặt hàng trong đó có mặt hàng thép.

Phải ưu tiên thép cho thị trường trong nước

Cụ thể, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính nghiên cứu, có các biện pháp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước, hướng tới đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước. “Nghiên cứu điều chỉnh sự mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường để ưu tiên thị trường trong nước thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm”. Văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng nêu rõ.

Phó thủ tướng yêu cầu phải ưu tiên thép cho thị trường trong nước. Trong đó, giao cho Bộ Công thương nghiên cứu. Có các biện pháp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước. Hướng tới đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước. Nghiên cứu điều chỉnh sự mất cân đối cung ứng sản phẩm thép trên thị trường. Để ưu tiên thị trường trong nước. Thông qua việc điều chỉnh, cân đối khối lượng xuất khẩu thép thành phẩm. Với Bộ Xây dựng, cần chủ động nghiên cứu, hướng dẫn thay đổi công nghệ xây dựng. Nhằm giảm tải lượng thép tiêu thụ trong các công trình xây dựng.

Phải điều chỉnh cả giá xăng dầu, giá điện

Ngoài mặt hàng thép, Phó thủ tướng cũng yêu cầu liên Bộ Công thương – Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt. Bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới. Tính toán, sử dụng quỹ Bình ổn giá hợp lý. Nhất là trong các thời điểm khi mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng cao. Để hạn chế mức tăng giá đột biến trong nước.

Cũng như, nghiên cứu, xây dựng phương án giá điện năm 2021 theo quy định trên cơ sở đánh giá kỹ các chi phí đầu vào, kế hoạch cung cấp điện, chi phí dự kiến và các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện để xây dựng phương án điều hành.

Giá thép tăng cao khiến nhà thầu lao đao

Trước đó, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã có công văn kiến nghị Chính phủ về giá thép xây dựng. Theo đó, giá thép xây dựng trong nước đã đến 45% trong 5 tháng đầu năm nay. Gây thiệt hại cho các nhà thầu. Do các dự án đầu tư vốn ngân sách thì lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các sở xây dựng. Mà các thông báo này lại không cập nhật biến động giá kịp thời. Vì vậy, VACC kiến nghị Văn phòng Chính phủ chỉ đạo sớm các bộ ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến xem có sự “bắt tay” giữa các doanh nghiệp thép cùng tăng giá hay không?

Giá thép tăng cao khiến nhà thầu lao đao

Tuy nhiên, trả lời về vấn đề này, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép phụ thuộc rất lớn vào giá nguyên liệu thế giới. Do giá nguyên liệu tăng dẫn đến giá thép thành phẩm tăng cao. Hiệp hội thép Việt Nam cũng cho biết, khác với các dự báo trước đó nói rằng, giá thép sẽ chỉ tăng tối đa là hết quý 2/2021, nhưng yếu tố dịch bệnh kéo dài khiến giá thép có nguyên liệu trên thế giới có thể tăng hết quý 3/2021.

Khuyến nghị của Hiệp hội thép Việt Nam

Vì vậy, Hiệp hội này khuyến nghị các doanh nghiệp tiếp tục phát huy công suất. Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép. Tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung trong nước. Đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Cũng như tăng cư. Đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước.

Khuyến nghị của Hiệp hội thép Việt Nam

VSA cũng đề nghị các doanh nghiệp thành viên cung cấp thông tin về công suất nhà máy. Và kế hoạch sản xuất bán hàng trong quý II/2021. Và dự kiến cả năm 2021. Để Hiệp hội tổng hợp, báo cáo với cơ quan nhà nước. Và truyền thông, cung cấp thông tin đầy đủ đến người tiêu dùng thép. Góp phần đảm bảo bình ổn thị trường thép trong nước thời gian tới.

Tiếp tục theo dõi những bài viết mới nhất trên Tin Mới Chứng Khoán nhé!

Nguồn: nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn