Cổ phiếu ngân hàng tháng 4 thanh khoản giảm thị giá tăng

Cổ phiếu ngân hàng tháng 4 thanh khoản giảm thị giá tăng

12/05/2021 0 Phạm Vân 989
5 phút, 35 giây để đọc.

Theo số liệu thống kê của sàn giao dịch HOSE (Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) thì chỉ số chứng khoán trong tháng 4 đều tăng trưởng khá tốt. Trong đó cổ phiếu ngân hàng trong tháng 4 vừa qua cũng có sự khởi sắc về thị giá. Thị giá cổ phiếu ngân hàng tăng trong tháng 4 nhưng thanh khoản lại suy giảm so với tháng trước. Trong khi đó mã cổ phiếu có mức thanh khoản cao nhất thuộc về công ty ngành thép. Đặc biệt là trong tháng 4 giá trị cổ phiếu của công ty thuộc lĩnh vực công nghệ tăng lên hẳn 90,6%. Có thể thấy thị trường chứng khoán tháng 4 vừa qua có rất nhiều tín hiệu tích cực.

Cổ phiếu ngân hàng trong tháng 4 với nhiều cái tên khởi sắc về thị giá

Tổng kết trong tháng 4 vừa qua, HPG là mã chứng khoán có thanh khoản cao nhất toàn thị trường với giá trị giao dịch bình quân đạt 1.048 tỉ đồng/phiên (chiếm 5,2% thanh khoản toàn thị trường). Nhóm ngành tài chính ngân hàng đóng góp tới 7 cái tên trong Top 10 thanh khoản. Bao gồm STB, SHB, TCB, MBB, SSI, CTG và ACB. Tổng cộng 7 cổ phiếu này chiếm tới 18,2% giá trị giao dịch trên toàn thị trường. DBC của Dabaco Việt Nam xếp thứ 2 trong danh sách những cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất trong tháng 4 trên HOSE. Với mức tăng 74% từ 15.920 đồng/cổ phiếu (31.3.2021) lên mức 27.700 đồng/cổ phiếu (29.4.2021).

Cổ phiếu ngân hàng trong tháng 4 với nhiều cái tên khởi sắc về thị giá

Trong danh sách các cổ phiếu tăng mạnh nhất tháng 4 trên sàn HOSE có sự góp mặt mã chứng khoán FRT của Bán lẻ Kỹ thuật số FPT. Mã FRT tăng 90,6% giá trị từ mức 11.150 đồng/cổ phiếu (31.3.2021) lên 21.250 đồng/cổ phiếu (29.4.2021). Kết thúc phiên 29/04, chỉ số VN-Index tăng 47.95 điểm. Tương đương tăng 4% so với cuối tháng 3, đóng cửa ở mức 1239.39 điểm. Đồng thời, dữ liệu VietstockFinance cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng vào cuối phiên 29/04 cũng tăng 30.39 điểm. Tương đương tăng 6% so với cuối phiên 29/04, lên mức 541.45 điểm.

Cổ phiếu của một ngân hàng có giá tăng mạnh mặc dù lục đục nội bộ

Trong tháng 4, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng đã tăng hơn 89,286 tỷ đồng. Lên mức 1.57 triệu tỷ đồng (tính đến phiên 29/04/2021). Tương đương tăng 6% so với mức 1.48 triệu tỷ đồng của phiên cuối tháng 3. Ở nhóm ngân hàng gốc Nhà nước, chỉ có BIDV có vốn hóa giảm (-5%) trong khi VietinBank và Vietcombank lần lượt tăng 2% và 55%. Về phía khối ngân hàng cổ phần tư nhân: EIB (+37%), VPB (+31%), KLB (+19%), ABB (+17%). VIB (+15%), TPB (+13%), BAB (+12%), STB (+11%), NVB (+11%)… Đây là những ngân hàng có vốn hóa tăng hơn 10%.

Trong đó, giá cổ phiếu EIB tăng mạnh nhất trong nhóm ngân hàng. Bất chấp mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Và minh chứng là Ngân hàng vẫn chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, 2021. Tiếp là VPBank giữ vị trí á quân về thị giá tăng mạnh nhất. Khi VPBank chính thức công bố bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui vào ngày 28/04/2021. Công ty tài chính tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do SMFG sở hữu 100% vốn. Là pháp nhân đứng ra mua phần vốn góp này.

Theo VPBank, FE Credit vẫn là công ty con của VPBank sau khi Ngân hàng bán cho SMBC. Do đó, Ngân hàng tiếp tục hạch toán trong bảng cân đối hợp nhất. Đồng thời, SMBC sẽ hỗ trợ phát triển FE Credit. VPBank cho rằng, việc bán vốn này không phải VPBank bỏ đi “con gà đẻ trứng vàng”. Mà để tìm kiếm đối tác. Thực tế, VPBank đang mong muốn miếng bánh cho vay tiêu dùng phát triển hơn nhiều.

Mặc dù cổ phiếu ngân hàng tăng nhưng thanh khoản lại giảm nhẹ

Trong tháng qua, có gần 198 triệu cp ngân hàng được chuyển giao mỗi ngày. Giảm 7% so với tháng 3, tuy nhiên giá trị giao dịch đạt hơn 5,913 tỷ đồng/ngày, tăng 9%. Cổ phiếu của một số ngân hàng có thanh khoản tăng mạnh so với tháng trước. Và phải kể đến STB (+24%), MBB (+13%), CTG (+29%), LPB (+24%), VPB (+77%), NVB (+26%), TPB (+10%). HDB (+9%), ABB (+55%), BID (+39%), VCB (+68%), BVB (+28%),EIB (+71%), VIB (+74%). NAB (gấp 3.3 lần), KLB (gấp 2.1 lần), VBB (+24%), BAB (+32%). Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của một số nhà băng có thanh khoản giảm là SHB (-39%). TCB (-4%), ACB (-41%), MSB (-28%), OCB (-30%), SSB (-98%), PGB (-17%), SGB (-95%).

Tháng này, thanh khoản cổ phiếu STB đã vượt mặt SHB để giữ vị trí dẫn đầu. Với khối lượng khớp lệnh bình quân mỗi ngày gần 42 triệu cp, tăng 40% so tháng 3. Trong  khi đó, cổ phiếu BAB có thanh khoản thấp nhất nhóm ngân hàng với 39,342 cp được giao dịch mỗi ngày. Giá trị giao dịch chỉ hơn 1 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng khối ngoại bán ròng giảm so với tháng trước

Cổ phiếu ngân hàng khối ngoại bán ròng giảm so với tháng trước

Trong tháng 4, khối ngoại đã bán ròng hơn 40 triệu cổ phiếu ngành ngân hàng giảm 50% so với tháng trước. Giá trị bán ròng hơn 2,675 tỷ đồng, giảm 29% so với tháng 3. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp cổ phiếu CTG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất về khối lượng lẫn giá trị. Riêng trong tháng 4, cổ phiếu này bị khối ngoại bán ròng gần 38 triệu cp, giảm 23% so với tháng 3. Giá trị bán ròng gần 1,601 tỷ đồng, giảm 17%.

Bên cạnh đó, VPB, BID, LPB, MBB, MSB, BVB, TPB, VIB, KLB, VBB, EIB, SGB, TCB là những nhà băng còn lại có khối ngoại bán ròng. STB được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 34 triệu cp. Tương ứng giá trị mua ròng đạt  784 tỷ đồng. Trong khi tháng trước cổ phiếu này bị khối ngoại bán ròng gần 1.5 triệu cp. Giá trị bán ròng là 21 tỷ đồng.

Nguồn: vietstock.vn