Công ty Redsun đang trên con đường phá sản với nhiều khoản nợ

Công ty Redsun đang trên con đường phá sản với nhiều khoản nợ

11/05/2021 0 Nguyễn Vy 5,627
5 phút, 15 giây để đọc.

Hiệu quả kinh doanh của công ty Redsun đang ở mức rất thấp. Năm 2020 vừa qua, Công ty Redsun đã thu lại lợi nhuận trong nằm vừa qua khoảng 743 tỷ đồng, nhưng vẫn lỗ 7,5 tỷ đồng. Trước việc nhiều nhà cung cấp tố cáo Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế Redsun đã phá sản với khoản nợ lên đến hàng tỷ đồng, đại diện công ty phải thừa nhận vì dịch Covid 19 nên công ty đang gặp phải tình trạng “áp lực đồng tiền cao”. Thực tế, khoảng thời gian trước đó doanh nghiệp này đã thua lỗ.

Trong giai đoạn 2016-2020, doanh thu của Redsun tăng trưởng tương đối ổn định, nhưng đối với ngành ăn uống (thực phẩm và đồ uống) thì chưa đạt như kỳ vọng. Doanh thu năm 2018 của Redsun đạt 623 tỷ đô la Mỹ, tăng 14%, trong khi con số tăng trưởng năm 2017 vượt 51%. Trong bài viết sau đâ, sẽ nỏi rõ hơn về việc phá sản của công ty Redsun.

Công ty Redsun

Công ty Redsun

Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Quốc tế Mặt Trời Đỏ (Redsun) được thành lập ngày 19/2/2008. Sau hơn 10 năm trưởng thành và phát triển, Redsun được biết đến là một trong những thương hiệu ẩm thực hàng đầu Việt Nam với hơn 200 nhà hàng trên toàn quốc. Và đến nay,  thông qua các nhà hàng mang  đặc trưng văn hóa ẩm thực đến từ Nhật Bản; Hàn Quốc; Thái Lan; Ý; Lào;…. Mỗi năm chúng tôi đã đón khoảng 2,4 triệu lượt khách hàng sử dụng dịch vụ.

Không chỉ có thế, Redsun rất tự hào rằng bằng công việc, niềm say mê, nhiệt huyết của chính mình, chúng tôi không chỉ mang đến cho các thực khách của mình những cảm xúc tích cực được cộng hưởng thông qua các món ăn tinh tế, văn hóa phục vụ khách hàng tận tâm. Mà Chúng tôi còn cùng nhau luôn nỗ lực để trở thành đại sứ đưa các nền văn hóa ẩm thực nổi tiếng thế giới tới Việt Nam để mỗi người dân Việt xích lại gần hơn với các bạn bè khắp nơi thông qua những món ăn đậm chất văn hóa vùng miền…. Khiến công việc của Chúng tôi ý nghĩa hơn rất nhiều.

Công ty Redsun mở các chuỗi hàng ẩm thực phát triển tại thị trường Việt Nam

Công ty Redsun mở các chuỗi hàng ẩm thực phát triển tại thị trường Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, Redsun là một trong 2 doanh nghiệp lớn và nổi tiếng nhất trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi nhà hàng ẩm thực, bên cạnh Golden Gate. Doanh nghiệp này hiện sở hữu 215 cửa hàng ăn uống trên cả nước với 14 thương hiệu gồm ThaiExpress; King BBQ; Hotpot Story; Sushi Kei; Bukbuk; Khaolao… tập trung chính vào các món lẩu; nướng; bia tươi và đồ ăn Nhật Bản, Hàn Quốc.

Redsun được sáng lập bởi 5 cổ đông cá nhân với 100% vốn trong nước, ra đời vào tháng 2/2008. Đầu năm 2018, 2 cổ đông cá nhân đã thoái vốn, 3 cổ đông còn lại là bà Phan Thị Kim Chi nắm 52,58%, ông Lê Vũ Minh nắm 22,24% và ông Phạm Cao Vinh nắm 16,18%.

Đáng chú ý, ông Phạm Cao Vinh chính là Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Goldsun Việt Nam. Trao đổi với chúng tôi, ông Vinh từng cho biết hệ thống các nhà hàng của Redsun thuộc sở hữu của Goldsun.

Hiện tại, công ty đặt trụ sở chính tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật đồng thời là Tổng giám đốc của Redsun là bà Phan Thị Kim Chi (sinh năm 1968, Hà Nội).

Kinh doanh thụt lùi ở năm 2019

Kinh doanh thụt lùi ở năm 2019

Sang năm 2019, Redsun ghi nhận 743 tỷ đồng doanh thu, tăng 120 tỷ so với cùng kỳ. Trung bình mỗi ngày, các nhà hàng của Redsun thu về trên 2 tỷ đồng từ lẩu; nướng; bia tươi.

Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán quá cao (chiếm 84% doanh thu); cộng với chi phí thuê mặt bằng; trang thiết bị, nhân công và vận hành lớn, cuối năm, chủ thương hiệu King BBQ vẫn báo lỗ 7,5 tỷ đồng.

Nếu so với các doanh nghiệp cùng ngành F&B, đặc biệt so với đối thủ lớn nhất là Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate), hiệu quả hoạt động kinh doanh của Redsun ở mức rất thấp. Cũng trong năm 2019; Golden Gate ghi nhận 4.780 tỷ đồng doanh thu, lãi ròng 320 tỷ.

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ đạt 1,4 tỷ đồng. Những năm trước đó, dù cũng ghi nhận hàng trăm tỷ doanh thu; công ty chỉ lãi xấp xỉ 1 tỷ đồng.

Năm 2020 là ác mộng thực sự đối với công ty Redsun

Năm 2020 là ác mộng thực sự đối với công ty Redsun

Năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện khiến Redsun càng thêm lao đao. Ông Nguyễn Nam Trung, Giám đốc điều hành Redsun, thừa nhận thời điểm tháng 11/2020, công ty ông gặp khó khăn từ công nợ cũ, đồng thời mỗi tháng phải chi trả khoảng 30 tỷ tiền thuê mặt bằng và củng cố nhân sự liên tục sau đợt dịch.

Tuy nhiên, cũng trong năm này, Redsun lại quyết định tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 250 tỷ. Con số này thậm chí gấp hơn 3 lần so với của Golden Gate (76 tỷ đồng).

Trong khi đó, Golden Gate đối mặt với Covid-19 bằng cách cắt giảm chi phí; quản lý chặt dòng tiền; triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi và lên kế hoạch đảm bảo việc mở cửa trở lại suôn sẻ. Dẫu vậy, doanh thu của công ty sở hữu chuỗi Vuvuzela; GoGi House vẫn bị sụt giảm nhanh chóng; bắt đầu từ cuối tháng 2 năm 2020.

Golden Gate ghi nhận 4.559 tỷ đồng doanh thu trong năm 2020; giảm 4,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 65 tỷ đồng, giảm tới 79%.

Trang Tin mới chứng khoáng xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Nguồn: vietstock.vn