Giá thép bùng nổ trên toàn cầu, thép HRC tăng gấp 3 lần tại Bắc Mỹ

Giá thép bùng nổ trên toàn cầu, thép HRC tăng gấp 3 lần tại Bắc Mỹ

13/05/2021 0 Trần Trâm 1,622
5 phút, 31 giây để đọc.

Khắp các lục địa từ châu Á đến Bắc Mỹ, giá thép đang đột ngột nhảy vọt. Đồng thời giá quặng sắt cũng không ngừng tăng trong bối cảnh các chuyên gia kinh tế ngày càng có niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Thế nhưng chính đà phục hồi kinh tế sau đại dịch đã dấn tới việc nhu cầu thép bị kích thích đến mức sản xuất không để đáp ứng kịp. Đặc biệt là trong bối cảnh rất nhiều lĩnh vực như sản xuất và xây dựng đang được thúc đẩy mạnh. Đồng thời chính phủ các nước đều tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng như một giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Tại Bắc Mỹ mức giá của thép HRC tăng gấp 3 lần

Sổ ghi đơn đặt hàng của các nhà máy thép lúc nào cũng đầy ắp. Khi nhiều công ty tranh nhau mua thép. Sau một năm bị hạn chế sản lượng và nhiều nhà máy phải dừng hoạt động. Cùng với đó, các công ty khai thác quặng sắt lớn nhất đang gặp phải một số vấn đề về hoạt động. Từ đó thắt chặt nguồn cung quặng sắt và đẩy giá nguyên liệu này tăng vọt.

Giá thép cuộn cán nóng (HRC) tại Bắc Mỹ tăng gấp 3 lần. Từ mức đáy được ghi nhận khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hiện ở mức 1,460 USD/tấn. Diễn biến tương tự cũng xảy ra ở châu Âu. Hiện ở mức 1,168 USD/tấn. Trong khi đó, tại Trung Quốc, giá thép ở mức cao nhất kể từ năm 2008 giữa lúc nhu cầu tăng mạnh.

Đây quả là một cú huých dành cho các nhà sản xuất thép. Những công ty đột nhiên chứng kiến biên lợi nhuận rõ rệt sau một năm khốn đốn vì đại dịch Covid-19. Quý 1/2021, hãng thép Posco của Hàn Quốc – một trong những nhà cung cấp thép hàng đầu bên ngoài Trung Quốc. Ghi nhận lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2011. Bên cạnh đó, Posco kỳ vọng việc làm ăn sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm nay. Nhờ các biện pháp kích thích kinh tế cũng như kế hoạch triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 trên diện rộng.

Tại Bắc Mỹ mức giá của thép HRC tăng gấp 3 lần

Thống kê cho thấy nhu cầu thép thế giới tăng gần 6%

Năm 2021, nhu cầu tiêu thụ thép của thế giới được dự báo tăng 5.8%. Và vượt mức trước dịch Covid-19, theo Hiệp hội Thép Thế giới (WSA). Trong đó, lượng tiêu thụ thép của Trung Quốc – hiện chiếm khoảng một nửa thế giới. Sẽ tiếp tục tăng và lập kỷ lục mới. Đồng thời, nhu cầu của các thị trường còn lại cũng sẽ phục hồi mạnh mẽ.

“Thời gian chờ nhận hàng thực sự rất, rất dài. Trong khi một số nhà máy cho biết họ đang có đơn hàng cho quý 3 hoặc thậm chí là quý 4/2021”. Tomas Gutierrez, chuyên viên phân tích tại công ty nghiên cứu Kallanish, chia sẻ. “Do đó, thị trường rất lạc quan vào nhu cầu tiêu thụ của năm nay. Khi các nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch Covid-19 và nhiều gói kích thích kinh tế được tung ra. Nhu cầu tiêu thụ bên ngoài Trung Quốc trong tháng 4/2021 cũng cao hơn so với nhiều năm trước”.

Giá quặng sắt tăng gần sát mức kỷ lục

Giá quặng sắt cũng đột nhiên tăng lên sát mức kỷ lục. Giá giao ngay hiện chỉ cách kỷ lục 194 USD/tấn khoảng 1 USD. Giá quặng sắt tăng mạnh. Trong bối cảnh các nhà sản xuất thép của Trung Quốc đang duy trì sản lượng hơn 1 tỷ tấn/năm. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn từ nền kinh tế.

Mặc dù Bắc Kinh vừa đặt mục tiêu giảm sản lượng thép cho năm nay. Nhưng mục tiêu này có thể gặp trở ngại khi nhu cầu thép tăng quá mạnh như hiện nay. Đà tăng mạnh của giá quặng sắt nhấc bổng lợi nhuận của các công ty khai thác quặng hàng đầu.

Sản lượng của tập đoàn Vale (Brazil) trong quý 1/2021 thấp hơn dự kiến. Do năng suất tại một mỏ quặng giảm và vụ cháy máy xúc lật. BHP Group và Rio Tinto cũng cho hay trong quý 1/2021. Xuất khẩu quặng sắt giảm do gián đoạn thời tiết ở Australia.

“Khả năng cao là các nhà sản xuất thép ở Trung Quốc sẽ là người hưởng lợi lớn nhất từ xu hướng tăng giá này và họ sẽ tăng tốc sản xuất, ít nhất là trong năm nay”, nhóm phân tích tại ngân hàng ANZ nhận định.

Giá quặng sắt tăng gần sát mức kỷ lục

Biên lợi nhuận tăng mạnh

Đà tăng mạnh của giá thép và việc Trung Quốc nỗ lực kìm hãm sản xuất ở các ngành gây ô nhiễm đang thúc đẩy lợi nhuận của các nhà máy thép tại Trung Quốc lên cao nhất hơn 10 năm trở lại đây.

Trong khi chu kỳ tăng này của giá thép giúp các công ty thép trong nước đang phải vật lộn với nhu cầu thấp và giá trì trệ, thì người tiêu dùng cuối cùng lại lo lắng về việc chi phí nguyên liệu đầu vào của họ sẽ tăng mạnh. Chi phí nguyên vật liệu cao hơn cũng có thể khiến lạm phát tăng lên, điều này sẽ có tác động phân tầng đối với người tiêu dùng.

Trong số các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ô tô và cơ sở hạ tầng. Lĩnh vực xây dựng và bất động sản chiếm gần 55-60% tổng tiêu thụ thép, tiếp theo là lĩnh vực ô tô chiếm 9% và tư liệu sản xuất và đồ tiêu dùng cao cấp với tỷ trọng lần lượt là 8% và 6%.

Hầu hết các nhà sản xuất ô tô hàng đầu dự kiến ​​sẽ tăng giá lần thứ hai trong khoảng 1-3% vào tháng 4 năm 2021 sau khi đã tăng 3-4% trong năm nay, để bù đắp tác động của giá thép cao hơn. Bộ Xây dựng và Đường cao tốc cho biết chi phí đầu vào cao hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của một số dự án xây dựng.

Đón đọc những bài viết cùng chuyên mục được cập nhật liên tục tại: Tài chính – Kinh tế.

Nguồn: vietstock.vn