Khái niệm về đồng tiền NFT và Non-fungible token hoạt động như thế nào?

Khái niệm về đồng tiền NFT và Non-fungible token hoạt động như thế nào?

11/05/2021 0 Phạm Trọng 725
9 phút, 48 giây để đọc.

Sau sự bùng nổ của DeFi, lĩnh vực được cộng đồng tiền điện tử quan tâm nhất hiện tại chắc chắn là NFT (Non-Mushible token). Không chỉ trên thế giới, sau khi tin tức về tác phẩm nghệ thuật của Beeple dưới dạng tiền NFT được bán với giá gần 70 triệu USD lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người dùng Việt Nam cũng bắt đầu để mắt tới không gian này. Xu hướng tiền NFT cũng đã thúc đẩy nhiều mã thông báo liên quan tăng vọt trong thời gian gần đây. Vậy NFT là gì? Làm thế nào nó hoạt động? Làm thế nào để đầu tư vào NFT? Bài viết này, hãy cùng Tin mới chứng khoán tìm hiểu nhé.

Tiền NFT là gì?

NFT là viết tắt của từ Non Fungible Token, có nghĩa là token độc nhất, không thể thay thế. NFT là một dạng token được mã hoá trên blockchain đại diện cho một tài sản duy nhất, các NFT không thể hoán đổi cho nhau. Nó có thể là một tài sản kỹ thuật số, cũng có thể là phiên bản mã hoá của một tài sản trong thế giới thực. Các NFT được xem như bằng chứng về tính xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số vì chúng không thể thay thế cho nhau.

Tiền NFT là gì?

NFT có thể được sử dụng để mua bán các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số và có thể ở dạng GIF, tweet, thẻ giao dịch ảo, hình ảnh của các đối tượng vật lý; giao diện trò chơi điện tử, bất động sản ảo và nhiều hơn thế nữa. Thời kỳ đầu của NFT gắn liền với cái tên CryptoKitties; thứ từng dậy sóng thị trường khi làm nghẽn mạng Ethereum cuối năm 2017. Giờ đây sau hơn 3 năm lớn mạnh, hệ sinh thái NFT đã dần hoàn thiện hơn với nhiều mảnh ghép đa dạng.

So sánh tiền NFT và Coin

Giống nhau

NFT và Coin đều là những tài sản kỹ thuật số trên blockchain; chúng cùng có đặc tính ẩn danh và phi tập trung. Ngoài ra, người sở hữu có thể lưu trữ NFT trên ví blockchain; rút ra để mua bán tương tự như coin.

Khác nhau

Điểm đặc biệt nhất của NFT là tính độc nhất; cái mà coin không có. Ví dụ: ETH trong ví của tôi cũng giống hệt như ETH trong ví của bạn; chỉ khác nhau về số lượng. Ngược lại, NFT lại có tính quý hiếm độc đáo. Chẳng hạn một chú “mèo ảo” trong CryptoKitties là độc nhất vô nhị, mỗi con chỉ có một nhận dạng duy nhất, không trùng lặp. Điểm quan trọng là NFT không thể chia nhỏ như Bitcoin hay Ethereum và không thể hoán đổi cho nhau.

NFT thường được ví như thú sưu tầm đồ cổ; qua thời gian sẽ tích lũy giá trị với kỳ vọng lần giao dịch tiếp theo có giá cao hơn lần trước. Giá trị của việc sưu tầm nằm ở sở thích cá nhân và cảm quan thẩm mỹ mỗi người. Chẳng hạn vào đầu tháng 2 năm nay, một con mèo ảo Nyan được bán với giá 600.000 USD hay đơn cử tác phẩm nghệ thuật của Beeple được “chốt” với giá kỷ lục 69,3 triệu USD.

Hoạt động của Non-fungible Token

Có nhiều framework khác nhau để tạo và phát hành Non-fungible Token. Nhưng nổi bật nhất là ERC-721, một tiêu chuẩn cho việc phát hành và giao dịch các tài sản non-fungible trên blockchain Ethereum.

Hoạt động của Non-fungible Token

Một tiêu chuẩn mới và cải tiến hơn là ERC-1155. Nó cho phép một contract duy nhất chứa cả fungible token và non-fungible token. Việc tiêu chuẩn hóa việc ban hành NFT cho phép mức độ tương tác cao hơn; mang lại lợi ích cho người dùng. Về cơ bản, các tài sản duy nhất có thể được chuyển giao giữa các ứng dụng khác nhau một cách dễ dàng.

Cũng giống như các blockchain khác, NFT của sẽ tồn tại trên một địa chỉ. Đáng chú ý là NFT không thể copy hoặc transfer mà không có sự cho phép của chủ sở hữu; ngay cả bên phát hành NFT.

NFT có thể được giao dịch trong các thị trường mở, như OpenSea. Các thị trường này kết nối người mua với người bán và giá trị của mỗi token là độc nhất. Đương nhiên, giá NFT chịu sự thay đổi theo quy luật cung và cầu trên thị trường.

Non-fungible Token ứng dụng để làm gì?

NFT có thể được dùng bởi các ứng dụng phi tập trung (DApps) để phát hành các vật phẩm kỹ thuật số độc đáo và món đồ sưu tầm dạng mã hóa. Các token này có thể là một vật phẩm sưu tập, một sản phẩm đầu tư hoặc một cái gì đó khác.

Nền kinh tế gaming không phải là mới. Khi mà nhiều trò chơi trực tuyến đã có nền kinh tế riêng; việc sử dụng blockchain để token hóa tài sản trong game chỉ là một bước tiến nữa. Trên thực tế, việc sử dụng NFT có khả năng giải quyết hoặc giảm thiểu vấn đề lạm phát phổ biến mà nhiều game gặp phải.

Trong khi thế giới ảo đã phát triển mạnh mẽ; một cách ứng dụng NFT thú vị khác là token hóa tài sản trong thế giới thực. Các NFT này có thể biểu thị cho các phần nhỏ của tài sản trong thế giới thực mà có thể được lưu trữ và giao dịch dưới dạng các token trên blockchain. Điều này có thể giúp tăng thanh khoản cho nhiều thị trường kém; chẳng hạn như mỹ thuật, bất động sản, các đồ sưu tập hiếm, và nhiều hơn nữa.

Nhận dạng kỹ thuật số cũng là một lĩnh vực có thể được hưởng lợi từ các thuộc tính của NFT. Lưu trữ dữ liệu nhận dạng và quyền sở hữu trên blockchain sẽ tăng tính riêng tư và tính toàn vẹn dữ liệu cho nhiều người trên khắp thế giới. Đồng thời, việc chuyển nhượng dễ dàng và trustless đối với các tài sản này có thể giúp nền kinh tế toàn cầu trơn tru hơn.

NFT có giá bao nhiêu?

Các NFT có giá từ vài USD cho tới hàng chục triệu USD; đặc biệt là với những tác phẩm nghệ thuật số cao cấp. Gần đây, NFT của hiện tượng mạng có tên Nyan Cat với hình một con mèo có phần thân là một chiếc bánh Pop-Tart được mua với giá gần 600.000 USD. Hay NFT album âm nhạc của nhóm Kings of Leon được bán với giá 50 USD.

NFT có giá bao nhiêu?

NFT của tác phẩm có tên Everdays: The First 5000 days của Mike Winkelmann mới đây được bán qua nhà đấu giá Christie’s với giá hơn 69 triệu USD.

BA Top Shot – liên doanh giữa Liên đoàn Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA); và công ty blockchain Dapper Labs – đã tạo ra một nền tảng mà ở đó người hâm mộ thể thao có thể mua; bán và sưu tầm các NFT đại diện cho những video được cấp phép về trận đấu bóng rổ hay những vật phẩm liên quan. Nền tảng này thu về gần 150 triệu USD chỉ trong một tuần. Một người đã trả tới 175.000 USD cho các NFT thẻ bài bóng rổ; và hiện giá trị của chúng là 20 triệu USD.

CryptoPunks, một dự án cung cấp 10.000 bức vẽ NFT mở đầu cho trào lưu này từ năm 2017, vừa chứng kiến mức doanh thu tăng vọt lên 45 triệu USD trong một tuần. Trước đó, những bức hình NFT của CryptoPunks từng được cung cấp miễn phí.

Mua bán NFT như thế nào?

Hiện có khá nhiều thị trường giao dịch các vật phẩm NFT, chẳng hạn như OpenSea, Mintable, Nifty Gateway và Rarible. Ngoài ra còn có các thị trường ngách hơn như NBA Top Shot, nơi dành cho các NFT video nổi bật về bóng rổ hay các tweet giá trị như của CEO Twitter Jack Dorsey.

Dưới đây là các bước để tham gia mua bán NFT:

  • Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một ví tiền điện tử để mua; và lưu trữ NFT. Tất nhiên trong ví phải có tiền.
  • Thứ hai, bạn cần kết nối ví với thị trường NFT; nơi có sản phẩm mà bạn muốn mua. Đặc biệt lưu ý, khi thanh toán cần xem phần phí giao dịch; vì đôi lúc phí gas trên mạng Ethereum còn cao hơn sản phảm NFT bạn chuẩn bị mua.
  • Sau khi hoàn tất thanh toán, token NFT sẽ về ví của bạn. Lúc này việc cần làm là chờ đợi tới thời điểm tốt, khi NFT có giá trị hơn thì bạn có thể bán nó.

Những dự án tiền NFT nổi bật

Những dự án tiền NFT nổi bật

Dự án Decentraland

Decentraland là một thế giới thực tế ảo phi tập trung, nơi người chơi có thể sở hữu và trao đổi các mảnh đất ảo và các vật phẩm tiền NFT trong game. Cryptovoxels cũng tương tự, nơi người chơi có thể xây dựng, phát triển và trao đổi tài sản ảo.

Dự án Axie Infinity

Axies, Lands và các vật phẩm trong trò chơi khác là NFT hiện được triển khai trên Loom Network và sẽ được chuyển sang sidechain Ronin của nền tảng để mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ronin là một sidechain dành riêng cho ứng dụng được thiết kế đặc biệt cho Axie Infinity và hiện đang ở trong testnet.

Dự án My Crypto Heroes

My Crypto Heroes là một game nhập vai nhiều người chơi (RPG). Người chơi có thể tăng cấp các anh hùng lịch sử thông qua nhiệm vụ và trận chiến. Các anh hùng và vật phẩm trong trò chơi được phát hành dưới dạng các token trên blockchain Ethereum

Dự án Gods Unchained

Gods Unchained là một trò chơi thẻ thu kỹ thuật số trong đó thẻ được phát hành dưới dạng NFT trên blockchain. Vì mỗi thẻ kỹ thuật số là duy nhất, người chơi có thể sở hữu và giao dịch chúng với cùng mức sở hữu như thể chúng là thẻ vật lý.

Dự án Crypto Stamps

Crypto Stamps được phát hành bởi dịch vụ Bưu chính Áo và kết nối thế giới kỹ thuật số với thế giới thực. Những con tem này được sử dụng để vận chuyển thư giống như bất kỳ con tem nào khác. Chúng cũng được lưu dưới dạng hình ảnh kỹ thuật số trên blockchain Ethereum; khiến chúng trở thành một vật phẩm sưu tập kỹ thuật số có thể giao dịch được.

Dự án Binance Collectibles

Binance Collectibles được phát hành với sự hợp tác của Binance và Enjin trong những dịp đặc biệt. Nếu muốn sở hữu, hãy theo dõi Binance trên Twitter và tìm kiếm những món quà.

Lời kết

Trên đây là bài viết “tiền NFT là gì? Liệu Non-fungible token có phải tương lai của ngành kỹ thuật số?“, hi vọng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao bên dưới để ủng hộ chúng tôi ra thêm các bài viết hay khác về lĩnh vực tiền điện tử nhé. Để lại bình luận nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì; chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: toiyeubitcoin.com