Nhà đất trên thị trường có giá cả tăng cao rõ rệt so với của Nhà nước

Nhà đất trên thị trường có giá cả tăng cao rõ rệt so với của Nhà nước

13/05/2021 0 Nguyễn Mai 624
6 phút, 22 giây để đọc.

Trong những năm gần đây, hiện tường giá đất trên thị trường có sự khác biệt rõ rệt so với của Nhà nước là điều khá quen thuộc. Theo một số nguồn tin, hệ số điều chỉnh giá đất của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không có gì thay đổi so với năm 2020. Trong khi đó, giá nhà đất bên ngoài thị trường vẫn tăng từng ngày. Thậm chí, có một số nơi tăng giá đất lên  đến 300%. Điều đáng nói, có thể giá cả ngoài thị trường có lẽ do các nhà đầu tư tự nâng cao làm giá. Nhưng thật ra giao dịch thực chất lại không nhiều.

Giá đất ngoài thị trường bỏ khá xa mức giá nhà nước quy định

Hội đồng nhân dân TP.HCM, đã thông qua nghị quyết về việc không tăng hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) năm 2021. Mà sẽ giữ nguyên hệ số giá đất như năm 2020 để ổn định tình hình kinh tế do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nghịch lý là trong bối cảnh dù hệ số giá đất vẫn được giữ nguyên; nhưng giá đất ngoài thị trường vẫn tăng từng ngày một cách chóng mặt và bỏ khá xa mức giá nhà nước quy định.

Kể từ sau khi sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành một Thành phố Thủ Đức; giá nhà đất ở các nơi này liên tục tăng nhiều đợt. Đơn cử, trên nhiều tuyến đường ở Thành phố Thủ Đức như Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng (thuộc quận 9 cũ); vị trí đất mặt đường đã lên tới 100 triệu đồng/m2. Tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức; giá đất trước đây chỉ khoảng 40 – 50 triệu đồng/m2 đã tăng lên tới 70 – 90 triệu đồng/m2; tăng khoảng 40% so với năm 2019.

Còn theo khảo sát giá đất tại các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn được Công ty DKRA Việt Nam công bố; cho thấy giá đất ở các huyện ngoài thành tăng từ 3 – 20% so với hồi cuối năm ngoái. Hiện giá đất tại các huyện này từ 45 – 92 triệu đồng/m2 (tùy theo khu vực).

Nguyên nhân tăng giá đất tại những vùng ngoại thành

Nguyên nhân tăng giá đất tại những vùng ngoại thành

Nguyên nhân tăng giá đất tại các huyện ngoại thành là do có thông tin về chủ trương đưa các huyện này thành quận trong vài năm tới. Ngoài ra, khi có thông tin về một số dự án lớn; giới “cò” đất thổi giá tăng cao. Một trong những khu vực khác cũng sốt đất không kém; đó là huyện Cần Giờ.

Sau khi những dự án lớn được phê duyệt như Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ; dự án bến phà Cần Giờ – Vũng Tàu. Giá đất Cần Giờ thời gian gần đây liên tục được đẩy lên chóng mặt. Giá đất tại 3 khu vực sầm uất của huyện Cần Giờ là Bình Khánh, Cần Thạnh và Long Hòa có mức tăng 200- 300%. Điển hình như đất tại nhiều con đường ở Cần Thạnh đã tăng giá khoảng 100-200%; ví dụ như đường Đặng Văn Kiều, đường Tắc Suất, đường Duyên Hải, đường Rừng Sác… so với thời điểm trước đó. Những khu vực được cho là có vị trí đẹp giá đất ở mức vài chục triệu đồng mỗi m2. Thậm chí vị trí mặt tiền đường lớn còn có giá xấp xỉ 100 triệu đồng/m2.

Người hưởng lợi nhiều nhất chính là giới đầu cơ đất đai

Người hưởng lợi nhiều nhất chính là giới đầu cơ đất đai

Trong bối cảnh hai mức giá nhà nước và thị trường đang ngày càng bỏ xa nhau. Người hưởng lợi nhiều nhất chính là giới đầu cơ đất đai lâu nay. Đơn cử như tại khu vực Thành phố Thủ Đức; mức giá nhà đất tăng từng ngày trong thời gian qua. Tuy nhiên, khi giao dịch, thì mức giá được áp dụng ghi trên hợp đồng công chứng mua bán để làm căn cứ tính thuế; thật sự rất có lợi cho người bán. Đơn cử, một căn chung cư cao cấp nằm ngay mặt tiền đường Liên Phường thuộc phường Phú Hữu; hiện tại có giá rao bán ở mức 2,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, nếu căn cứ theo giá nhà nước ban hành thì giá công chứng hiện chỉ ở mức 800 triệu đồng. Hay như mức giá rao bán hiện cho một căn nhà phố liền kề; và thuộc các dự án nằm ngay gần trung tâm thành phố Thủ Đức ở tầm 10-20 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi giao dịch đa phần người bán chỉ áp dụng mức giá nhà nước ban hành là vào tầm 5 tỉ đồng; để nhằm né thuế thu nhập.

Bên cạnh sốt đất còn có tình trạng giá nhà tăng vọt

Bên cạnh sốt đất còn có tình trạng giá nhà tăng vọt

Theo Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA); bên cạnh tình trạng sốt đất, còn có tình trạng giá nhà tăng vọt. Nguyên nhân chủ yếu là do sụt giảm mạnh nguồn cung dự án nhà ở, thiếu sản phẩm nhà ở; nhất là căn hộ có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội đề xuất đánh thuế thu nhập với thuế suất rất cao đối với hành vi bán; chuyển nhượng lại nhà, đất ngay sau khi tạo lập, để triệt tiêu ý chí “đầu cơ” của nhà đầu tư “lướt sóng”. Người sở hữu nhà đất dùng để ở thì chịu mức thuế thấp nhất. Người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở, hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh; thì chịu mức thuế suất lũy tiến, tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Ngoài ra, cũng cần có sắc thuế đánh trên hành vi của người sử dụng đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; với thuế suất cao nhằm triệt tiêu ý chí “găm giữ” đất, và để chống đầu cơ đất đai.

Nên ngăn chặn những cơn sốt áo, đưa đất về đúng giá thực

Thực tế, dòng tiền đang ùn ùn đổ vào BĐS do sau thời gian giãn cách xã hội. Nhiều ngành nghề phát triển chậm, lãi suất ngân hàng thấp; nên nhiều người tìm đến đất đai và nhà ở như một xu hướng đầu tư an toàn. Điều này đã gây ra hiện tượng nhu cầu thật ít, nhu cầu đầu tư nhiều. Hơn nữa, nếu dòng tiền cứ tiếp tục đổ vào BĐS sẽ dễ xảy ra hiện tượng sốt ảo; và nguy cơ “vỡ trận” đang hiện hữu.

Trước đó, trong năm 2020, mặt bằng lãi suất ở mức thấp; nhiều nhà đầu tư chuyển dòng tiền sang đầu tư các kênh khác thay vì ký quỹ gửi ngân hàng như trước. Với thị trường BĐS, nhiều người tìm các kênh khác như đất nền, nhà ở tại các địa phương lân cận và chờ cơ hội tăng giá. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thu nhập bình quân đầu người trong thời điểm dịch COVID-19; thì nhu cầu về nhà ở chắc chắn giảm. Biểu hiện là loại hình nhà để bán và nhà cho thuê đều có lượng hấp thụ giảm. Theo một số chuyên gia trong ngành BĐS; thời gian qua, giá BĐS tăng khá mạnh là rất vô lý.

Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hay khác tại trang tinmoichungkhoan.com

Nguồn: laodong.vn