Thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình dương tăng tại phiên ngày 7/5, cơ hội đã đến cho nhà đầu tư?

Thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình dương tăng tại phiên ngày 7/5, cơ hội đã đến cho nhà đầu tư?

12/05/2021 0 Văn Oanh 578
3 phút, 52 giây để đọc.

Đối với nhiều nhà giao dịch, thị trường chứng khoán châu Á đáng được quan tâm hàng ngày. Châu Á và các thị trường mới nổi khác chiếm 85% dân số toàn cầu và được coi là động lực mới của tăng trưởng toàn cầu. Rất khó để các nhà giao dịch có tiềm lực bỏ qua cơ hội giao dịch chứng khoán châu Á với bốn cường quốc kinh tế lớn (Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan) hoặc các quốc gia hùng mạnh (như Nhật Bản và Trung Quốc). Cũng không phụ kì vọng của các nhà đầu tư, phiên 7/7 thị trường này đã tăng lên đáng kể. Cùng tinmoichungkhoan.com tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong nội dung dưới đây nhé.

Tình hình thị trường chứng khoán châu Á

Tình hình thị trường chứng khoán châu Á

-Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,56%.

-Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,33%, Topix tăng 0,56%.

-Thị trường Trung Quốc đi lên từ đầu phiên với Shanghai Composite tăng 0,36%. Còn Shenzhen Component tăng 0,45%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,74%.

-Tại Hàn Quốc, Kospi tăng 0,75%.

-ASX 200 của Australia tăng 0,46%.

Tình hình phố Wall như thế nào?

Phố Wall ngày 6/5 tăng nhờ số liệu tích cực về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần. Dow Jones có phiên lập đỉnh lịch sử thứ hai liên tiếp. “Phố Wall biến động vừa phải bởi sự tích cực từ số liệu kinh tế tốt bị xóa bỏ bởi khả năng sẽ duy trì một số hạn chế đầu tư từ Mỹ sang Trung Quốc”, theo giới phân tích tại ANZ.

Nhà đầu tư chờ báo cáo từ Mỹ

Nhà đầu tư chờ báo cáo từ Mỹ

Nhà đầu tư chờ theo dõi báo cáo việc làm tháng 4 của Mỹ. Đây là một trong những số liệu quan trọng trên thị trường tài chính toàn cầu. Giới chuyên gia cho rằng số việc làm tăng thêm trong tháng 4 dễ dàng chạm 1 triệu. Sau khi tháng 3 ghi nhận thêm 916.000 việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp dự báo giảm từ 6% còn 5,8%.

Các nhà đầu tư đang đón đợi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 4 của Mỹ. Dự kiến được công bố vào ngày 7/5 (giờ Mỹ). Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ là một trong những báo cáo kinh tế có tác động lớn nhất đến thị trường tài chính toàn cầu. Ngoài ra, số liệu việc làm tháng 4 sẽ chi phối các động thái tiếp theo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)

Các nhà kinh tế dự báo bảng lương phi nông nghiệp tháng 4 của Hoa Kì sẽ được bổ sung thêm 1 triệu lao động và tỷ lệ thất nghiệp có thể giảm từ 6% xuống 5,8%. Fed đã cam kết giữ nguyên chính sách lãi suất bằng 0. Và các chính sách nới lỏng khác. Cho đến khi cơ quan này nhận thấy thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ trở lại và lạm phát trở nên nóng hơn.

Nhận định của các nhà phân tích của ANZ về thị trường hiện tại

Nhận định của các nhà phân tích của ANZ về thị trường hiện tại

Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác rớt 0,08% xuống 90,875. Từ mức trên 91,00 thiết lập trong phiên trước. Đồng yên Nhật Bản vững giá và quy đổi 109,14 JPY/USD còn đồng đô la Australia tăng giá 0,08% lên mức 1 AUD “ăn” 0,7785 USD. Giá dầu giao dịch theo giờ châu Á sáng 7/5 nhích nhẹ. Dầu thô giao sau của Mỹ tăng giá 0,11% lên 64,78 USD/thùng trong khi dầu Brent giao kỳ hạn lên giá 0,04% và giao dịch 68,12 USD/thùng.

Các nhà phân tích của ANZ cho rằng sự phục hồi không đồng đều. Tính từ đại dịch Covid-19 của các nền kinh tế đang phản ánh triển vọng thị trường. “Trong khi nhu cầu dầu mỏ ở các thị trường lớn như châu Âu và Bắc Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ, thì một làn sóng mới của Covid-19 đang làm dấy lên lo ngại nhu cầu ở châu Á”, các chuyên gia ANZ bình luận. Họ cũng nhận định, điều này có khả năng cản đà tăng của giá dầu. Cho đến khi tác động của các biện pháp chống dịch ở các quốc gia như Ấn Độ lên nhu cầu dầu mỏ rõ ràng hơn.

Nguồn: stockbiz.vn