Thị trường chứng khoán thế giới đang bị ảnh hưởng trầm trọng vì vấn đề lạm phát

Thị trường chứng khoán thế giới đang bị ảnh hưởng trầm trọng vì vấn đề lạm phát

13/05/2021 0 Văn Oanh 866
5 phút, 55 giây để đọc.

Trong tình hình dịch bệnh trở lại, nền kinh tế thế giới lại chưa được phục hồi như trước kia. Chính vì thế, những ám ảnh về thời kì lạm phát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà đầu tư. Cũng chính vì vậy mà đã khiến nhà đầu tư bán ra ồ ạt những cổ phiếu hiện đang có mức tăng trưởng cao trên thị trường…Bên cạnh đó, nhiều người trên thị trường chứng khoán thế giới cũng đang bất an và lo sợ rất nhiều trước khi mà Mỹ thông báo chính thức về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và thứ tư tuần sau.

Chứng khoán châu Á và châu Âu, Mỹ sụt giảm nghiêm trọng

Chứng khoán châu Á và châu Âu, Mỹ sụt giảm nghiêm trọng

Thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu cùng lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (11/5), nối tiếp phiên “đỏ lửa” ngày 10/5 tại thị trường Mỹ. Dẫn đầu sự bán tháo là cổ phiếu công nghệ, khi nhà đầu tư lo ngại rằng lạm phát leo thang sẽ buộc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến.

Chỉ số Stoxx 600 của chứng khoán châu Âu giảm ngay 2% khi mới mở cửa,  hai thị trường Đức và Pháp giảm với mức độ tương tự. Chỉ số FTSE 100 của chứng khoán Anh sụt 2,3%. Trước đó, chỉ số công nghệ Nasdaq của chứng khoán Mỹ “bốc hơi” 2,6% trong phiên đầu tuần, Dow Jones trượt khỏi kỷ lục, và S&P 500 mất hơn 1%.

Tương tự như trong phiên Mỹ, cổ phiếu công nghệ là nhóm bị bán mạnh nhất vào đầu phiên tại thị trường châu Âu, khiến chỉ số công nghệ thuộc Stoxx 600 sụt 2,3%.

Lo ngại tình hình lạm phát trên thế giới

Lo ngại tình hình lạm phát trên thế giới

Thị trường chứng khoán thế giới đang bất an trước khi Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Nhà đầu tư lo rằng số liệu này sẽ cho thấy lạm phát tăng nhiệt mạnh ở Mỹ. Tới mức buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải bắt đầu thắt lại chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo. Chẳng hạn nâng lãi suất hoặc cắt giảm chương trình mua tài sản hàng tháng. Fed vẫn trấn an thị trường rắng lạm phát chỉ là tạm thời. Và Fed sẽ duy trì nới lỏng. Tuy nhiên, với sức ép lạm phát ngày càng rõ rệt. Thế nhên nhiều nhà đầu tư không còn muốn tin những gì Fed hứa.

Số liệu công bố ngày 11/5 cho thấy giá hàng hoá xuất xưởng tại các nhà máy ở Trung Quốc – một chỉ báo về mức giá mà người tiêu dùng trong nước và tại các thị trường xuất khẩu sẽ phải trả để mua hàng hoá do nước này sản xuất – tăng 6,8% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất 3 năm. Trong phiên giao dịch tại châu Á, chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông chốt với mức giảm hơn 2%. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật Bản trượt hơn 3%.

Lạm phát leo thang không chỉ làm gia tăng khả năng các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ. Lạm phát còn xói mòn lợi nhuận của những tài sản có thu nhập cố định. Như trái phiếu kho bạc Mỹ, dẫn tới việc giá trái phiếu sụt giảm và lợi suất tăng lên.

Nhà đầu tư đang dần chuyển hướng sang cổ phiếu trong tương lai?

Nhà đầu tư đang dần chuyển hướng sang cổ phiếu trong tương lai

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ là một chỉ báo cho thấy đánh giá của nhà đầu tư về dòng tiền tương lai từ cổ phiếu. Giới phân tích nói rằng đây là một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với cổ phiếu công nghệ. Nhóm này đã tăng chóng mặt trong thời gian đại dịch. Và có mức định giá được nâng đỡ bởi lãi suất thấp. Nhiều cổ phiếu tăng giá chóng mặt ở Phố Wall trong năm ngoái đã chuyển sang giảm giá mạnh thời gian gần đây. Chẳng hạn, so với mức đỉnh thiết lập hồi đầu tháng 1. Giá cổ phiếu hãng xe điện Tesla hiện đã giảm gần 30%.

“Chúng tôi cho rằng sự phục hồi kinh tế nhanh chóng trong năm nay. Cùng với sức ép lạm phát gia tăng do đà phục hồi tăng trưởng này. Sẽ khiến nhà đầu tư phản ánh ngày càng nhiều hơn vào giá tài sản khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới”, Financial Times dẫn một báo cáo của Capital Economics.

Lợi suất trái phiếu kho Mỹ tăng, nhiều người vẫn lạc quan về chứng khoán Mỹ

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện dao động quanh ngưỡng 1,615%. Tăng 0,9 điểm phần trăm so với thời điểm đầu năm. Hồi cuối tháng 3, lợi suất này có lúc lên 1,77%, cao nhất 14 tháng. Một số nhà phân tích vẫn lạc quan về triển vọng của thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung. Họ cho rằng lạm phát tăng ở Mỹ chỉ là tạm thời và nhu cầu của người tiêu dùng sẽ ổn định. Những nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra sẽ được tháo gỡ.

Quan điểm về lạm phát

Quan điểm về lạm phát

“Nhà đầu tư đang lo lắng về lạm phát. Chúng tôi cho rằng việc lạm phát tăng mạnh trong ngắn hạn. Nếu có, cũng chỉ là tạm thời. Chúng tôi không hề lo về lạm phát dai dẳng”. Phó chủ tịch Andrea Bevis của công ty quản lý tài sản tư nhân thuộc ngân hàng UBS phát biểu.

Tuy nhiên, bà Bevis nói thêm rằng: “Nhà đầu tư nên đang dạng hoá danh mục khỏi các cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn. Mua thêm các cổ phiếu chu kỳ và cổ phiếu giá trị”. Chẳng hạn cổ phiếu năng lượng và công nghiệp. Những nhóm “sẽ tiếp tục hưởng lợi từ môi trường lợi suất tăng. Và sự phục hồi kinh tế trên diện rộng”.

Sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Nhưng đang vấp phải nguồn cung eo hẹp của các nguyên vật liệu thô. Làm dấy lên nỗi lo của nhà đầu tư về khả năng leo thang của lạm phát. “Một khi vấn đề nguồn cung được khắc phục, nỗi lo này sẽ không còn. Nhưng cần phải có thời gian”, ông Nolte nói. “Việc này khác với việc bật, tắt công tắc đèn”.

“Thị trường đang giằng co giữa hai luồng quan điểm. Một cho rằng lạm phát chỉ là tạm thời và một là lạm phát sẽ dai dẳng”, ông Nolte nói. Ở thời điểm hiện tại, luồng quan điểm lạm phát dai dẳng dường như đang thắng thế. Với nỗi lo lạm phát phủ bóng lên thị trường chứng khoán thế giới .

Nguồn: vneconomy.vn