Trong năm 2021 các startup Việt đã bắt đầu kêu gọi vốn lần đầu tiên

Trong năm 2021 các startup Việt đã bắt đầu kêu gọi vốn lần đầu tiên

11/05/2021 0 Nguyễn Vy 823
7 phút, 42 giây để đọc.

Mặc dù dịch bệnh Covid-19, đầu tư vào các công ty khởi nghiệp của Việt Nam bị đình trệ, nhưng theo số liệu từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, Việt Nam vẫn là thị trường hàng đầu ở Đông Nam Á vào năm 2021. Ở Việt Nam, các ứng dụng công nghệ cao đang là một xu hướng rất phát triển và được mọi người sử dụng. Lợi thế của hệ sinh thái hiện tại là giới trẻ Việt Nam có thể kinh doanh với những ý tưởng cực nhanh và công nghệ tốt về phát triển sản phẩm và công nghệ. Nên vậy các startup Việt đã bắt đầu kêu gọi vốn trong lần đầu tiên vào năm 2021 để đầu tư vào các công ty công nghệ phát triển.

Startup là gì?

Startup là gì?

Có thể thấy, startup là một danh từ để chỉ doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của việc phát triển kinh doanh. Những dự án kinh doanh này thường được khởi đầu bởi 1-3 người sáng lập, những người tập trung vào việc tận dụng nhu cầu thị trường bằng việc phát triển một số sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đấy khả thi.

Khi mới bắt đầu thành lập, các công ty thường đi kêu gọi tài trợ góp vốn từ một doanh nghiệp; một nhà đầu tư mạo hiểm; hoặc vay một khoản tiền để giúp công ty có số vốn để phát triển kinh doanh. Một ví dụ điển hình có thể thấy là chương trình thực tế Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ, những người tham gia chính là các startup.

Startup còn được gọi với tên khác là Khởi nghiệp sáng tạo. Đây là mảnh đất vàng cho những bạn trẻ với mong muốn khẳng định bản thân; không đi theo lối mòn mà đột phá ở những lĩnh vực mới. Tất nhiên, cũng mang bản chất của những startup; khởi nghiệp sáng tạo cũng mang đầy tính rủi ro và không chắc chắn; nhưng sức thu hút của những startup thành công vẫn không ngừng trở thành động lực thúc đẩy các bạn trẻ lên đường.

Ứng dụng công nghệ Momo với vốn kêu gọi 100 triệu USD

Ứng dụng công nghệ Momo với vốn kêu gọi 100 triệu USD

Đầu năm 2021, Ví MoMo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (series D); với sự tham gia của các nhà đầu tư Warburg Pincus; Affirma Capital và Tybourne Capital Management. Vòng gọi vốn này cũng xuất hiện các quỹ đầu tư mới như Goodwater Capital; Kora Management và Macquarie Capital.

Được biết, nguồn vốn mới sẽ được sử dụng để xây dựng nền tảng siêu ứng dụng; nâng cấp hệ sinh thái nhằm phục vụ hàng chục triệu người dùng và đối tác kinh doanh tại Việt Nam.

MoMo cũng ra mắt “Quỹ Đầu tư Đổi mới Sáng tạo MoMo” (MoMo Innovation Ventures) nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kết nối với lượng người dùng lớn của ví điện tử này.

Ứng dụng học tiếng Anh ELSA được các startup Việt kêu gọi vốn 15 triệu USD

Ứng dụng học tiếng Anh ELSA được các startup Việt kêu gọi vốn 15 triệu USD

Ứng dụng học tiếng Anh ELSA đã huy động thành công 15 triệu USD trong vòng gọi vốn series B do Vietnam Investments Group và SIG đồng dẫn đầu. Các nhà đầu tư trước đó bao gồm Gradient Ventures (quỹ chuyên dành cho AI của Google); SOSV và Monk’s Hill Ventures cũng tham gia vào vòng này.

Với nguồn vốn mới, ELSA có kế hoạch thâm nhập các nước Mỹ Latin; và tăng tốc mở rộng khắp châu Á trong năm nay.

ELSA (English Language Speech Assistant) được thành lập năm 2015 bởi Văn Đinh Hồng Vũ (Văn Vũ); và tiến sĩ người Bồ Đào Nha Xavier Anguera; chuyên gia trí tuệ nhân tạo và nhận diện giọng nói.

Cùng với với Anguera, Văn Vũ đã triển khai dịch vụ tại Việt Nam trước khi mở rộng sang Ấn Độ; và Nhật Bản. Hiện, ELSA có 13 triệu người dùng và doanh thu của công ty tăng gần 300% vào năm 2020.

Doanh nghiệp GOTIT với vốn kêu gọi 6 triệu USD

Doanh nghiệp GOTIT với vốn kêu gọi 6 triệu USD

VNG cũng cam kết đầu tư vào Got It – doanh nghiệp cung cấp nền tảng quà tặng điện tử cao cấp; với giá trị đầu tư là 6 triệu USD.

Got It thành lập năm 2015, hiện đã phát hành hơn 20 triệu thẻ quà tặng; được sử dụng tại hơn 160 thương hiệu với 12.000 địa điểm tại Việt Nam.

Got It là đại diện duy nhất của Việt Nam giành chiến thắng trong cuộc thi khởi nghiệp Startup-O’s Asia All Stars dành cho các công ty khởi nghiệp châu Á.

Trước đó cuối năm 2020, “kỳ lân” đầu tiên của Việt Nam đã đầu tư 20% cổ phần vào Công ty CP Công nghệ Ecotruck – một startup hoạt động chính là sản xuất phần mềm và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.

Công ty công nghệ GENETICA được startup Việt kêu gọi vốn với 2,5 triệu USD

Genetica – công ty công nghệ chuyên về giải mã gen, vừa được huy động 2,5 triệu USD trong vòng pre-series A từ các nhà săn kỳ lân của Silicon Valley để mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á: Dave Strohm; Craig Sherman; Guy Miasnik để mở rộng hoạt động tại khu vực này. Vòng gọi vốn này được hoàn tất rất nhanh chóng trong vòng 30 ngày.

Genetica có trụ sở đặt tại San Francisco (Mỹ), sáng lập và dẫn dắt bởi ông Cao Anh Tuấn. Hiện, Công ty đang triển khai dự án kết hợp với bệnh viện Nhiệt đới Trung ương; đánh giá nguy cơ nhiễm Covid-19 dựa trên các đặc điểm di truyền của người Việt Nam. Sau khi được Bộ Y tế phê duyệt sẽ công bố rộng rãi góp phần vào ngân hàng dữ liệu gen lớn của thế giới.

Go2joy được đầu tư với 2,3 triệu USD

HB Investment và Platform Partners Asset Management đã trở thành những nhà đầu tư mới của Go2Joy với giá trị lên đến 2,5 triệu USD tại vòng series A. Sau khoảng 1 năm, Go2Joy đã nâng tổng số vốn huy động trong năm qua lên tới xấp xỉ 5 triệu USD.

Trước đó, Go2Joy cũng đã được đầu tư bởi STIC Ventures; KB Investment và một số nhà đầu tư khác.

Ngoài đầu tư tài chính, các nhà đầu tư còn giúp Go2Joy nâng cao chất lượng dịch vụ, vươn đến vị trí dẫn đầu và mở rộng hoạt động ra khắp vùng Đông Nam Á.

Năm qua, dù đối mặt với dịch bệnh Covid-19 nhưng Go2Joy đã có nhiều sự thay đổi trong chiến lược; hoạch định lại các chỉ số kinh doanh nhằm đạt sự tồn tại và phát triển dài lâu.

GoStream được các startup Việt Nam gọi vốn 1 triệu USD

GoStream được các startup Việt Nam gọi vốn 1 triệu USD

Ngay trong tháng 1, VinaCapital Ventures thông báo đầu tư 1 triệu USD vào GoStream – quán quân Techfest 2020 với sản phẩm GoStudio.

GoStream cung cấp công cụ livestream đa nền tảng dành cho người bán hàng, tiếp thị và sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Startup này thành lập năm 2017; tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp và có khoảng 100.000 lượt phát livestream trực tiếp mỗi ngày.

Trước đó, vào năm 2019, startup này từng nhận được 200.000 USD vốn đầu tư của VinaCapital Ventures; và Zone Startups Việt Nam ở vòng hạt giống.

Được biết, GoStream sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu Startup World Cup 2021.

Citics cũng được đầu tư 1 triệu USD

Citics cũng được đầu tư 1 triệu USD

Nền tảng công nghệ bất động sản Citics cũng được đầu tư 1 triệu USD trong vòng pre-series A từ một nhóm các nhà đầu tư trong nước và quốc tế; bao gồm Vulpes Investment Management; Nextrans và TheVentures.

Trước đó, Citics đã huy động được 700.000 USD từ các nhà đầu tư thiên thần; nhiều người trong số họ cũng tiếp tục tham gia vòng gọi vốn này.

Citics do ông Trần Minh Long thành lập vào tháng 11/2018. Trước đó, ông Long có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản và là Giám đốc điều hành khu vực miền Nam của CenGroup và từng lọt vào danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi tiêu biểu (30 under 30) năm 2018 do Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn.

Thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần 4; Chính phủ đã quyết tâm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp; đặt mục tiêu có ít nhất 5 unicorn vào năm 2025 và 10 unicorn vào năm 2030.

Trong khu vực Đông Nam Á, VNPAY và VNG là 2 đại diện của Việt Nam cùng với 11 kỳ lân công nghệ gồm: Bigo; Bukalapak; Gojek; Grab; Lazada; Razer; OVO; Sea Group; Traveloka và Tokopedia. Hiện có Grab và GoJek được định giá trên 10 tỷ USD.

Trang Tin mới chứng khoán xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Nguồn: vietstock.vn