Trong những tháng đầu năm 2021 chuỗi doanh nghiệp logistics có doanh thu tăng mạnh

Trong những tháng đầu năm 2021 chuỗi doanh nghiệp logistics có doanh thu tăng mạnh

12/05/2021 0 Huỳnh Trâm 444
6 phút, 47 giây để đọc.

Trong năm 2020 đầy biến động, nhờ hàng loạt yếu tố tích cực, như các hiệp định thương mại, dịch bệnh được kiểm soát tốt và sản lượng tăng, hoạt động doanh nghiệp logistics sẽ dần trở lại như cũ vào quý I / 2021. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây sẽ là một trong những ngành phát triển nhanh nhất tại Việt Nam vào năm 2021. Đại dịch toàn cầu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng theo những cách chưa từng có, buộc nhiều công ty phải chuyển sang chuyên môn bên ngoài, khả năng kỹ thuật số tiên tiến và thương mại điện tử tăng tốc.

Đôi nét về kinh doanh logistics

Đôi nét về kinh doanh logistics

Logistic là thuật ngữ chuyên ngành có gốc Hy Lạp và từ tiếng Việt có nghĩa gần nhất là “hậu cần”. Hiểu đơn giản nhất, Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng.

Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải quan tâm và có chiến lược Logistic phù hợp. Một chiến lược Logistic tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc hiệu quả. Ngày nay, Logistics cũng là một trong những điểm mạnh, giúp phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp và dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Đặc biệt, thời gian gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử và phương thức hậu cần trực tuyến (e-Logistics) đã giúp ngành logistics phát triển. Trong đó số lượng doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ chiếm từ 50%-60% tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp.

Thông tin kinh doanh trong quý 1 năm  2021

Trong tổng số 24 doanh nghiệp logistics công bố kết quả kinh doanh quý 1/2021, có 19 doanh nghiệp ghi nhận lãi tăng trưởng, 2 doanh nghiệp giảm lãi và 3 doanh nghiệp lỗ. Đứng đầu bảng xếp hạng trong nhóm hỗ trợ vận tải là Đại lý Vận tải SAFI (HOSE: SFI) với lãi ròng đạt gần 20 tỷ đồng (gấp 3 lần cùng kỳ) do không trích lập dự phòng khoản đầu tư tài chính và doanh thu tăng nhờ giá cước vận chuyển quốc tế và số lượng lô hàng tăng. Với kết quả này, SFI đã thực hiện được 29% chỉ tiêu lãi ròng đề ra trong năm 2021.

Hay như Transimex (HOSE: TMS) cũng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đồng loạt tăng mạnh trong quý đầu năm 2021, đạt 1,085 tỷ đồng và 99 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại đặt kế hoạch kinh doanh năm 2021 đối nghịch nhau với gần 3,315 tỷ đồng doanh thu (giảm 3%) và lãi trước thuế đạt hơn 425 tỷ đồng (tăng 20% so với năm trước). Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên, giải thích lý do tại sao lại có sự ngược chiều giữa doanh thu và lợi nhuận, Chủ tịch HĐQT TMS – ông Bùi Tuấn Ngọc chia sẻ một số khoản lợi nhuận từ năm trước sẽ được ghi nhận vào BCTC quý 2/2021, nhờ đó nâng cao mức lợi nhuận ghi nhận trong năm 2021.

Đạt doanh thu kỷ lục

Đạt doanh thu kỷ lục

Còn việc đặt mục tiêu doanh thu giảm, ông Ngọc cho biết năm 2020. Trong khi các ngành khác chịu thiệt hại. Vì dịch bệnh thì TMS phần nào được hưởng lợi; dẫn đến ghi nhận mức doanh thu lớn trong năm trước. Đến năm 2021, dù kết quả kinh doanh quý 1 tương đối khả quan; một số công ty liên kết ghi nhận doanh thu kỷ lục. Nhưng Công ty chưa dám chắc tình hình kinh doanh sẽ tiếp tục đi đúng dự báo. Vì vậy, trên cơ sở thận trọng, Công ty đã đặt mục tiêu doanh thu thấp hơn so với năm 2020.

Nhờ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và lợi nhuận khác tăng. Gemadept (HOSE: GMD) cũng báo lãi ròng tăng 29%, đạt hơn 147 tỷ đồng trong quý 1. Về cơ cấu doanh thu, hoạt động khai thác cảng chiếm 85% tổng doanh thu của GMD. Còn lại đến từ hoạt động logistics và cho thuê văn phòng. Thuộc nhóm khai thác cảng, Cảng Rau Quả (HNX: VGP) ghi nhận kết quả quý đầu năm 2021 khá “ảm đạm” với doanh thu tuột dốc 48%; lãi ròng cũng giảm 6%; xuống còn 1,699 tỷ đồng và 239 triệu đồng.

Bước vào trạng thái hoạt động bình thường

Trong khi đó, các anh bạn cùng nhóm là Cảng Nghệ Tĩnh (HNX: NAP); Cảng Hải Phòng (HNX: PHP); Cảng Đồng Nai (HOSE: PDN). Đều công bố tình hình kinh doanh khá tươi sáng. Với Cảng Đồng Nai (HOSE: PDN), lãi ròng đạt hơn 144 tỷ đồng; tăng 48% so với cùng kỳ nhờ doanh thu hoạt động khai thác cảng tăng; do tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt; các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường.

Bên cạnh đó, việc tạm dừng thu phí tại cầu Đồng Nai từ 24/08. Tạo thêm lợi thế cạnh tranh khai thác hàng container khu vực TP Hồ Chí Minh – Bình Dương. Việc trao đổi thương mại của Việt Nam với các quốc gia EU đạt nhiều tín hiệu khả quan trong đầu năm 2021. Ngay sau khi hiệp định UKVFTA vừa mới được áp dụng tạm thời kể từ 01/01/2021. Tình hình xuất nhập khẩu tiếp tục cho thấy những tín hiệu tích cực. Làm cho sản lượng ngành hàng container tăng 38%.

Ngoài ra, do vào dịp cuối năm khách hàng tăng cường nhập hàng. Để tồn trữ nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất sau dịp Tết Nguyên đán. Vì thế lượng nguyên liệu nhập về Cảng Gò Dầu như hàng than; các loại hàng khác giảm. Dẫn đến sản lượng ngành hàng tổng hợp giảm nhẹ 2%. Do sản lượng container tăng nên doanh thu thực hiện tăng so với cùng kỳ.

Cải thiện kết quả kinh doanh

Cải thiện kết quả kinh doanh

Nhờ hoàn nhập một số khoản trích trước của năm 2020, tiếp tục đẩy mạnh công tác tiết kiệm chi phí; đơn vị thành viên thực hiện thanh lý tài sản cố định trong kỳ. Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PV Trans, HOSE: PVT) báo lãi ròng tăng mạnh lên mức 136 tỷ đồng; gấp đôi cùng kỳ. Doanh thu cũng ghi nhận tăng 9%, đạt 1,717 tỷ đồng. Nhờ doanh thu đến từ hoạt động thương mại và dịch vụ khác.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp cùng ngành lần lượt khoe thành tích. Vận tải Biển Việt Nam (Vosco, HOSE: VOS) lại khá xót xa khi lỗ lại tiếp tục chồng lỗ; nâng tổng lỗ lũy kế tính đến 30/03/2021 lên gần 941 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số lỗ 19 tỷ đồng trong quý 1 đã cải thiện hơn nhiều so với cùng kỳ (lỗ 86 tỷ đồng).

Năm 2021, VOS đưa ra một loạt phương án khắc phục lỗ như tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường; tình hình dịch bệnh Covid-19. Quyết tâm áp dụng các giải pháp về thị trường; quản lý khai thác đội tàu và quản lý các chi phí. Để có thể cải thiện kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, VOS sẽ tiếp tục triển khai tái cơ cấu tài chính; tổ chức và đội tàu…

Tin mới chứng khoán vừa đề cập đến bạn những thông tin hay và hữu ích về chuỗi doanh nghiệp logistics.

Nguồn: vietstock.vn