Việt Nam được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu

Việt Nam được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu

13/05/2021 0 Lê Ngoãn 660
6 phút, 0 giây để đọc.

Nhằm công bố Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu (Brand Finance Global Soft Power Index Report) năm 2021, Brand Finance đã tiến hành tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh 2021 về quyền lực mềm toàn cầu” từ 19h-23h thứ Năm, ngày 25/2/2021 (theo giờ Việt Nam). Hội nghị có sự góp mặt của cựu Ngoại trưởng – cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, bà Hillary Rodham Clinton cùng rất nhiều các diễn giả nổi tiếng khác trên thế giới và được truyền thông trên BBC Global News. Theo báo cáo vừa được công bố này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu.

Dấu ấn quyền lực mềm của Việt Nam 2021

Theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021 do Brand Finance thực hiện, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu. Cụ thể, vị trí của Việt Nam cũng được cải thiện, tăng 2,5 điểm, nâng thêm 3 bậc, từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng.

Dấu ấn quyền lực mềm của Việt Nam 2021

Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu. Uy tín quốc gia của Việt Nam trong năm qua đã tăng lên phần lớn nhờ chủ trương và phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao trong công tác hỗ trợ DN xây dựng và quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước cũng như sự năng động, nỗ lực của DN Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với tỉ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm (từ 136% năm 2010 lên xấp xỉ 200% vào năm 2019). Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%. Là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới.

Nỗ lực của Bộ Công thương

THQG của Việt Nam được nhận diện ngày một rõ nét. Đây nhờ những nỗ lực của Bộ Công Thương trong triển khai Chương trình THQG Việt Nam từ năm 2003. Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ. Nó gắn với 3 giá trị: “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong”.

Sau hơn 17 năm triển khai, thông qua nhiều hoạt động, Bộ Công Thương đã hiện thực hóa một các hiệu quả chương trình. Theo đó, các đơn vị chức năng thuộc Bộ đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp (DN). Nâng cao năng lực thông qua tư vấn phát triển DN. Thiết lập hệ thống thông tin, cập nhật kiến thức xây dựng thương hiệu. Tập trung xây dựng và quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể của Việt Nam trên thị trường nước ngoài; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của DN dựa trên uy tín chất lượng, sản xuất thân thiện với môi trường và tính chuyên nghiệp.

Tất cả những nỗ lực đó đã được đo đếm một phần qua con số 124 DN với 283 sản phẩm đạt THQG năm 2020. Quan trọng hơn, theo ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), DN đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu. Từ đó từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu một cách chuyên nghiệp. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

Minh chứng 

Với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai từ năm 2003, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng. Phát triển và quảng bá thương hiệu của mình một cách chuyên nghiệp. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

Minh chứng 

Rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới. Có thể kể đến như Viettel – Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam. Top 15 nhà mạng trên thế giới về thuê bao di động và top 40 thế giới về doanh thu; Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) đang vươn dần lên vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN; Công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào Khánh Hòa đứng đầu khu vực châu Á về sản lượng khai thác yến; Công ty CP Sữa TH, DN đầu tiên có được “giấy thông hành” đi vào thị trường Trung Quốc…

Đáng lưu ý, Chương trình THQG Việt Nam giai đoạn 2020-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu được đưa ra hơn 1.000 sản phẩm. Trở thành THQG được kỳ vọng sẽ nâng cao hơn nữa giá trị và xếp hạng THQG. Cũng đồng thời nâng cao hơn nữa vị thế quyền lực mềm của Việt Nam trên thế giới.

Những vấn đề cần triển khai trong thời gian tới

Ngoài ra, để xây dựng và phát huy quyền lực mềm của Việt Nam trong thời gian tới, ông Vũ Bá Phú cho rằng: Việt Nam cần xây dựng định hướng chiến lược về phát huy sức mạnh mềm một cách bài bản, dài hạn trong thời kỳ mới, đặc biệt trong kỷ nguyên số. Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo; từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục gìn giữ, phát huy những giá trị đa dạng và phong phú của văn hóa Việt. Chú trọng, đẩy mạnh công tác ngoại giao. Khẳng định vai trò “nòng cốt, dẫn dắt và hòa giải” trong các vấn đề then chốt của khu vực và quốc tế. Ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát triển khoa học và công nghệ.

Việt Nam bên cạnh việc xây dựng, phát huy sức mạnh mềm. Việt Nam cũng cần tăng cường, hoàn thiện sức mạnh cứng. Để từ đó tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Đó chính là sức mạnh thông minh trong thời đại mớ. Để nâng tầm hội nhập sâu rộng và hiệu quả. Chúng ta cần phát huy vị thế mới về địa chiến lược, địa kinh tế của đất nước.

Tiếp tục theo dõi những tin tức mới nhất trên Tin Mới Chứng Khoán nhé!

Nguồn: kinhtetrunguong.vn