Việt Nam lần đầu có mặt trong danh sách các nền kinh tế tự do trung bình

Việt Nam lần đầu có mặt trong danh sách các nền kinh tế tự do trung bình

13/05/2021 0 Lê Ngoãn 527
4 phút, 12 giây để đọc.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế trong năm 2021 (Index of Economic Freedom 2021) do Quỹ Di sản (Heritage Foundation của Mỹ) vừa mới công bố cho thấy năm nay, lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam bước chân vào nhóm các nền kinh tế có “tự do trung bình” (Moderately Free), tăng 2,9 điểm và tăng 15 bậc so với năm 2020 (nhóm hầu như không tự do). Với 61,7 điểm, Việt Nam đã lần đầu tiên có mặt trong danh sách các nền kinh tế có mức “Chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình”, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90 trong số 178 nền kinh tế trong bảng xếp hạng năm 2021.

Bước chuyển mình đáng giá

Năm nay, tổng điểm của Việt Nam tăng 2,9 điểm lên 61,7 điểm. Chủ yếu nhờ tình hình tài chính trong nước được cải thiện. Và hiện xếp ở vị trí thứ 90 trên 178 nền kinh tế trong danh sách. Thứ hạng của Việt Nam tăng 15 bậc so với năm ngoái. Từ nhóm được đánh giá là hầu như không tự do kinh tế.

Bước chuyển mình đáng giá

Nguyên nhân chỉ số này của nền kinh tế Việt Nam thăng hạng là do tình hình tài chính trong nước được cải thiện.  So với 40 nền kinh tế tại châu Á – Thái Binh Dương, Việt Nam xếp thứ 17. Tổng điểm của Việt Nam cao hơn so với trung bình khu vực và thế giới. Việt Nam đứng thứ 90/178 quốc gia được xếp hạng trong Index Of Economic Freedom năm 2021.

Năm 2020, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế dương giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 gây khủng hoảng trên khắp thế giới, với GDP cả nước tăng 2,91%. Đặc biệt, Việt Nam đã ký 15 Hiệp định FTA (năm 2020 Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA Việt Nam – Anh), đang đàm phán hai FTA; có 16 đối tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược toàn diện; tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; có 71 nước đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường…

Top 10 nền kinh tế tự do nhất thế giới

Năm nay, Singapore tiếp tục là nền kinh tế dẫn đầu thế giới về chỉ số tự do kinh tế với 89,7 điểm. Các nền kinh tế còn lại trong top 10 tự do nhất thế giới bao gồm New Zealand, Australia, Thụy Sỹ, Ireland, Đài Loan, Anh, Estonia, Canada và Đan Mạch.

Trong khi đó, Đài Loan (Trung Quốc) đạt được thứ hạng tốt nhất từ trước đến nay. Trong lịch sử 27 năm của chỉ số tự do kinh tế. Tăng 5 bậc lên vị trí thứ sáu trong tổng số 184 nền kinh tế. Với số điểm 78,6/100, tăng 1,5 điểm so với chỉ số năm 2020. Đài Loan được xếp vào loại “gần như tự do” cùng với 78 nền kinh tế khác. Trước Nhật Bản ở vị trí thứ 23 và Hàn Quốc ở vị trí thứ 24. Trung Quốc đứng ở vị trí 107.

Tại Đông Nam Á, ngoài Singapore, Việt Nam còn xếp sau Malaysia (74,4 điểm), Thái Lan (69,7 điểm), Indonesia (66,9 điểm), Brunei (66,6), Philippines (64,1 điểm). Theo Heritage Foundation, thứ hạng của Việt Nam có thể được cải thiện hơn nữa. Nếu Chính phủ có thêm nhiều hành động để tự do hóa các quy tắc đầu tư và lĩnh vực tài chính.

Tiêu chí đánh giá

Ra mắt vào năm 1995, Chỉ số tự do kinh tế đánh giá các quốc gia dựa trên 4 lĩnh vực. Những lịnh vực này có ảnh hưởng tới tự do kinh tế. Bao gồm: Nhà nước pháp quyền, Quy mô chính phủ, Hiệu quả quản lý và Thị trường mở. 4 lĩnh vực này được chia thành 12 tiêu chí. Bao gồm: quyền tài sản, tính liêm chính của chính phủ, hiệu lực tư pháp; chi tiêu chính phủ, gánh nặng thuế, sức khỏe tài chính; tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do tiền tệ; tự do thương mại, tự do đầu tư, tự do tài chính.

Tiêu chí đánh giá

Mỗi lĩnh vực được chấm theo thang điểm 0-100 và tổng điểm là số trung bình của 4 nhóm này. Điểm tổng của một nền kinh tế tại một quốc gia được tính bằng mức trung bình của 12 quyền tự do kinh tế kể trên. 10 nền kinh tế xếp cuối bảng gồm Triều Tiên, Venezuela, Cuba, Sudan, Zimbabwe, Eritrea, Bolivia, Kiribati, Timor-Leste (Đông Timor) và Suriname.

Theo dõi những tin tức mới nhất tại Tin Mới Chứng Khoán.

Nguồn: kinhtetrunguong.vn