Xuất khẩu cao su tăng thần tốc, nông dân thu bộn tiền

Xuất khẩu cao su tăng thần tốc, nông dân thu bộn tiền

13/05/2021 0 Trần Trâm 1,087
4 phút, 40 giây để đọc.

Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ là những thị trường nhập khẩu cao su Việt Nam nhiều nhất. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm, thị trường Trung Quốc bất ngờ đẩy mạnh thu gom những mặt hàng cao su có sản xuất tại Việt Nam. Điều này giúp lượng cao su Việt xuất khẩu tăng trưởng thần tốc. Việc thị trường Trung Quốc thúc đẩy tiêu thụ “vàng trắng” đã giúp cho nông dân thu về 721 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm. Lượng thị phần cao su được thị trường này tiêu thụ chiếm tới 71.4%.

Xuất khẩu cao su tăng trưởng thần tốc

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT). Tính đến hết tháng 3 năm 2021, giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của nước ta đạt 10,61 tỷ USD. Tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Cùng với chăn nuôi, thuỷ sản, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ. Thì xuất khẩu cao su là nhóm ngành hàng có giá trị xuất khẩu tăng trưởng thần tốc nhất. Cụ thể, hết quý 1/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 435 nghìn tấn. Thu về 721 triệu USD, tăng gần 90% về khối lượng. Và gấp 2,17 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cao su xuất khẩu bình quân hai tháng đầu năm nay đạt 1.624 USD/tấn. Tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ là ba thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam. Trong hai tháng đầu năm 2021, chiếm thị phần lần lượt là 71,4%, 4,5% và 2,6%.

Xuất khẩu cao su tăng trưởng thần tốc

Trung Quốc là thị trường cao su lớn nhất của Việt Nam

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) nêu rõ. 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt trên 217,4 nghìn tấn. Trị giá gần 342 triệu USD, tăng 99% về lượng và tăng 117,7% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.572 USD/tấn. Tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp chiếm 87,7% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong hai tháng năm 2021. Đạt 190,7 nghìn tấn. Trị giá gần 303 triệu USD. Tăng 91,2% về lượng và tăng 111,4% về giá trị.

Đáng chú ý, trong thời gian này. Hầu hết các chủng loại cao su xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỷ dân đều tăng mạnh. Cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, xuất khẩu cao su Latex tăng 1.959,9% về lượng và tăng 2.459,4% về trị giá. Cao su tổng hợp tăng 17.350% về lượng và tăng 6.292% về giá.

Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su thiên nhiên dạng nước tại Đồng Nai tháng 4/2021 tăng nhẹ. Từ mức 9,500 đồng/kg lên 10,500 đồng/kg. Giá mủ cao su ở Đông Nam Bộ được các thương lái thu mua. Giao động quanh mức 315 – 325 đồng/độ mủ. Giá mủ SVR trong nước từ Tết Nguyên đán đến nay không có biến động lớn.

Trung Quốc là thị trường cao su lớn nhất của Việt Nam

Sản lượng xuất khẩu “vàng trắng” tăng do nhu cầu sản xuất lốp xe ngày càng lớn

Theo đánh giá, nhu cầu cao su của Trung Quốc tăng nhanh. Sau khi chính quyền các địa phương nước này kích thích sử dụng xe ô tô nhỏ. Từ đó thúc đẩy các hãng sản xuất lốp xe tăng sản lượng gấp 3 lần. Trong khi đó, nguồn cung cao su nội địa của Trung Quốc đã sụt giảm mạnh. Do các vườn trồng cao su bị ảnh hưởng mạnh do hạn hán và bão lũ trong năm 2020. Đây chính là một phần nguyên nhân Trung Quốc đẩy mạnh gom mua cao su của Việt Nam trong thời gian qua.

Nhìn nhận về diễn biến thị trường, Bộ NN&PTNT cho rằng. Bên cạnh việc đóng cửa nhà máy do đại dịch và tình trạng thiếu chip. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu còn phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn cung cao su. Nguồn cung cao su toàn cầu bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu container vận chuyển. Việc Trung Quốc tăng cường dự trữ và dịch bệnh hoành hành. Cũng ảnh hưởng đến sản lượng cao su cung cấp ra thị trường. Vì vậy, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn trung hạn từ năm 2021-2024. Giá cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung cao su đang giảm dần.

Trong năm 2020, xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 1,83 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 18% về trị giá so với năm 2019. Nhờ đó, Việt Nam trở thành thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc. Thị phần cao su của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc chiếm khoảng gần 16,3%, tăng so với mức 14,4% của năm 2019.

Đón đọc những bài viết cùng chuyên mục được cập nhật liên tục tại: Tài chính – Kinh tế.

Nguồn: vietstock.vn