Tại sao giá đường vẫn liên tục tăng dù tiêu thụ chậm?

Tại sao giá đường vẫn liên tục tăng dù tiêu thụ chậm?

13/05/2021 0 Trần Trâm 2,412
6 phút, 38 giây để đọc.

Trong những tháng đầu năm, đường là mặt hàng tiêu thụ chậm. Nhưng bất chấp điều đó, đường tại thị trường Việt Nam vẫn liên tục tăng giá. Mức giá đường tại thời điểm hiện tại đã tăng 7.000 đồng/kg so với năm ngoái. Lý giải cho sự nghịch lý này, đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ông Lộc cho biết: Theo ông Lộc, nửa đầu tháng 4, đường nhập khẩu bao gồm đường chính ngạch và đường nhập lậu. Trong đó đường nhập lậu tiếp tục làm chủ thị trường. Giá đường tăng do 3 lý do. Giá thị trường quốc tế tăng. Giá đường nhập lậu cũng có xu hướng tăng khoảng 16.000 đồng/kg. Đồng thời chi phí sản xuất cũng tăng do tác động của đại dịch.

Thị trường đầy rẫy đường nhập khẩu tránh thuế đang tồn đọng

Trao đổi với người viết ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng Thư ký VSSA cho biết hiện nay. Tình hình tiêu thụ đường từ mía rất chậm. Vì lượng đường nhập khẩu về trước khi áp thuế lượng rất lớn.

Sau khi áp thuế thì đường nhập tránh thuế cũng không giảm quá nhiều. Chủ yếu theo hình thức gian lận xuất xứ. Đường nhập khẩu từ Thái Lan vào giai đoạn trước khi áp thuế. Và đường nhập theo hình thức tránh né thuế chống phá giá và chống trợ cấp đối với đường có xuất xứ Thái Lan. Bằng cách nhập khẩu từ các nước ASEAN (Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanma) đang hoàn toàn làm chủ thị trường.

Các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu như nhập khẩu chính ngạch hoặc nhập lậu qua biên giới. Hoàn tòan làm chủ thị trường bất chấp khủng hoảng logistic đối với đường chính ngạch. Và việc kiểm soát biên giới đối với đường nhập lậu.

Thị trường đầy rẫy đường nhập khẩu tránh thuế đang tồn đọng

Đường Việt Nam tự sản xuất thì không tiêu thụ được

Đường sản xuất từ mía đang tồn kho không tiêu thụ được. Nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Trong khi đó, các nhà máy đang gặp khó khăn vì đã nâng giá mía lên cho nông dân nhưng tiêu thụ đường với mặt bằng giá mới không thể thực hiện trước sự cạnh tranh của các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu.

Giá mía đầu vào đã tăng lên từ mức 750.000 – 800.000 đồng/kg năm 2020 lên hơn 1 triệu đồng/kg kéo theo chi phí sản xuất đường tăng từ mức khoảng 10.000 đồng/kg lên 16.000 đồng/kg.

Trong khi đó giá đường trong nước khoảng 16.000 – 17.000 đồng/kg.

“Một số doanh nghiệp thậm chí phải bán lỗ vì chi phí tăng cao trong khi không tiêu thụ được”, ông Lộc nói.

Mặc dù tiêu thụ đường khó khăn khăn như giá vẫn tăng 7.000 đồng/kg so với năm ngoái. Lý giải cho điều này, ông Lộc cho biết giá đường tăng nhờ 3 lý do: Giá ở thị trường quốc tế tăng; giá đường nhập lậu cũng tăng lên khoảng dưới 16.000 đồng/kg và chi phí sản xuất cũng tăng.

Theo thông tin từ tổ chức ISO, trong nửa đầu tháng 4/2021 cho thấy chỉ số giá giao dịch hàng hóa đường thô và đường trắng dao động theo xu hướng tăng.

Đường Việt Nam tự sản xuất thì không tiêu thụ được

Tác động của trạng thái tăng mua khống trở lại của các quỹ đầu cơ

Nhận định của các nhà phân tích thị trường cho rằng xu hướng tăng giá do tác động của trạng thái tăng mua khống trở lại của các quỹ đầu cơ, khi các thông tin về tình hình vào vụ ép không được suông sẻ từ Bazil và sự thất bát của vụ thu hoạch củ cải đường tại Pháp.

Theo VSSA, dự kiến vụ ép 2020-2021 của ngành đường Việt Nam sẽ kết thúc trong tháng 4. Các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu tiếp tục hiện diện và làm chủ thị trường.

Ông Lộc cho biết sản lượng đường năm nay dưới 700.000 tấn trong khi nhu cầu trong nước là 2 triệu tấn. Phần nguồn cung còn chủ yếu là đường nước ngoài và tồn kho từ các doanh nghiệp.

“Cộng với đường sản xuất từ mía trong nước đang tồn kho không bán được, sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 4/2021 và tháng 5/2021 và ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu”, VSSA nhận định.

Bài toán phục hồi sản xuất để nắm bắt cơ hội thị trường

Ngày 9/2/2021 Bộ Công Thương ký quyết định số 477/QĐ-BCT về việc Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC) với các mặt hàng đường nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan. Theo đó, mức thuế với đường tinh luyện là 48.88% và đường thô là 33.88%. Đây được xem là đòn bẩy hoàn hảo để ngành đường phục hồi và phát triển.

Tuy nhiên, không chỉ “gặp khó” với cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường mà ngành mía đường Việt Nam còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng do diện tích vùng trồng mía đang có xu hướng thu hẹp mạnh những năm qua. Diện tích mía của cả nước từ 300 nghìn héc-ta nay giảm xuống còn gần 160 nghìn ha; từ chỗ có hơn 300 nghìn hộ dân tham gia trồng mía, nay chỉ còn khoảng 170 nghìn người trồng.

Theo báo cáo của các nhà máy đường dự kiến còn hoạt động trong vụ 2020-2021, kế hoạch sản xuất là 127,446 ha, sản lượng mía đưa vào chế biến là 7,498,060 tấn, đường sản xuất từ mía là 762,939 tấn. Trong khi đó, tổng nhu cầu tiêu thụ đường trong nước hiện khoảng 1.7 triệu tấn, chưa kể đến nhu cầu xuất khẩu đường ra thế giới. Vì vậy, việc áp thuế CBPG như đã ban hành sẽ giúp phục hồi sản xuất cho các nhà máy trong bối cảnh thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng như hiện nay.

Đón đọc những bài viết cùng chuyên mục được cập nhật liên tục tại: Tài chính – Kinh tế.

Nguồn: vietnambiz.vn