CNBC đánh giá kinh tế Việt Nam hoạt động tốt nhất Châu Á năm 2020

CNBC đánh giá kinh tế Việt Nam hoạt động tốt nhất Châu Á năm 2020

13/05/2021 0 Lê Ngoãn 762
4 phút, 52 giây để đọc.

Theo kênh CNBC (Mỹ), đánh giá Việt Nam có thể sẽ là quốc gia có nền kinh tế châu Á tốt nhất trong năm đại dịch 2020. Theo CNBC, tính đến thời điểm hiện tại, nhiều nền kinh tế ở châu Á mặc dù chưa công bố kết quả tăng trưởng quý 4 và cả năm 2020. Tuy nhiên, căn cứ theo dữ liệu và dự báo từ các nguồn chính thức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) vượt trội so với tất cả các nền kinh tế khác trong khu vực trong cả năm qua. Đây là thành tích đạt được khi Việt Nam không để cho kinh tế có quý nào tăng trưởng âm vào thời điểm mà hầu hết các nền kinh tế thế giới bị đại dịch hoành hành.

Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất Châu Á

Trên bản tin vào cuối tháng 1 vừa qua trên CNBC chạy dòng chữ: “Đây là nền kinh tế hoạt động tốt nhất châu Á trong đại dịch COVID-19. Nền kinh tế này không phải là Trung Quốc”. Và nền kinh tế mà CNBC muốn nhắc tới chính là Việt Nam. Không phải nền kinh tế châu Á nào cũng đã báo cáo các số liệu kinh tế quý IV/2020 và cả năm 2020. Nhưng các ước tính do CNBC tổng hợp từ những nguồn chính thức. Và các tổ chức kinh tế uy tín như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Cho thấy Việt Nam vượt trội hơn tất cả quốc gia/vùng lãnh thổ ở châu Á năm ngoái.

Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng cao nhất Châu Á

Trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9% so với một năm trước đó. Con số này cao hơn mức tăng trưởng 2,3% của Trung Quốc trong cùng giai đoạn. Việt Nam không có quý nào tăng trưởng âm. “Với kết quả này, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong một năm. Khi mà phần còn lại của thế giới chìm sâu trong suy thoái”. Các nhà kinh tế học từ Bank of America (Ngân hàng Mỹ) đánh giá.

Để làm rõ những tác động khiến Việt Nam có nền kinh tế tốt nhất trong khu vực trong 2020. CNBC đã phân tích về 3 phần quan trọng. Gồm: Cuộc chiến chống dịch COVID-19, xuất khẩu, và sự phục hồi trong ngành dịch vụ của Việt Nam.

Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh

Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh

Đánh giá về cuộc chiến chống dịch COVID-19 của Việt Nam, CNBC viết: “Mặc dù giáp biên giới với Trung Quốc, nơi ghi nhận các ca bệnh COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Việt Nam chỉ ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm và 35 ca tử vong tính tới hôm 26.1. Công tác xử lý COVID-19 của nước này đã được quốc tế khen ngợi. Là hình mẫu dành cho các quốc gia đang phát triển học hỏi. Đồng thời đã giúp nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020”.

Tiềm năng lớn trong tăng trưởng xuất khẩu

Về xuất khẩu, CNBC dẫn nhận định của công ty Fitch Solutions: “Việt Nam là nước hưởng lợi lớn từ xu hướng chuyển dịch/đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong vài năm qua. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng lớn trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới”. Ngành sản xuất của Việt Nam chính là động lực chính. Giúp kinh tế có thành tích vượt trội năm 2020. Sản xuất tăng nhờ nhu cầu xuất khẩu bền vững. Các nhà kinh tế cho rằng đó là xu hướng sẽ tiếp diễn trong những năm tới. Công ty này cho biết Việt Nam còn ký một số thỏa thuận thương mại tự do mới. Chẳng hạn với với Vương quốc Anh (UKVFTA) và Liên minh châu Âu (EVFTA). Có thể thúc đẩy hơn nữa dòng chảy thương mại.

Tiềm năng lớn trong tăng trưởng xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế cao cấp tại Capital Economics, ông Gareth Leather, cho rằng một rủi ro tiềm tàng đối với tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chính là các biện pháp trừng phạt từ phía Mỹ. Chính quyền Mỹ có thể áp biện pháp trừng phạt với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia phân tích tại ngân hàng ANZ nói rằng, họ không tin sẽ có hành động cứng rắn nào từ phía chính quyền Joe Biden trong ngắn hạn. Bởi chính quyền ông Biden sẽ không cứng rắn như thời ông Donald Trump trước đây.

Phục hồi ngành dịch vụ

Về phục hồi trong ngành dịch vụ. Theo kênh truyền hình Mỹ, ngành dịch vụ của Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng trong đại dịch. Nhưng dần phục hồi cuối năm 2020. Cũng theo CNBC “Các nhà kinh tế học nói rằng mức độ phục hồi của ngành dịch vụ, đặc biệt du lịch, sẽ quyết định nền kinh tế Việt Nam quay lại con đường trước đại dịch nhanh chóng ra sao”.

Ông Gareth Leather, nhà kinh tế châu Á cao cấp tại Capital Economics. Nhận định triển vọng ngành du lịch Việt Nam dù yếu nhưng ông vẫn dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 10% trong năm nay. Đây là một trong những dự báo lạc quan nhất. Ông nói: “Cuối năm 2021, chúng tôi cho rằng GDP sẽ chỉ thấp hơn 1,5% so với mức tăng trưởng nếu chưa từng có đại dịch. Đây là khoảng cách thuộc hàng thấp nhất khu vực”.

Tiếp tục theo dõi những tin tức mới nhất trên Tin Mới Chứng Khoán nhé!

Nguồn: kinhtetrunguong.vn